Cây lá hẹ có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng cây lá hẹ
Bạn đang tìm kiếm thông tin cây lá hẹ có tác dụng gì? LISADO Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn đọc những công dụng tuyệt vời của lá hẹ trong bài viết này nhé!
Trong Đông Y, cây lá hẹ không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn được xem như một loại thảo dược chữa bệnh. Bởi các thành phần trong cây hẹ có tác dụng chống viêm rất tốt. Vậy cụ thể cây lá hẹ có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu những lợi ích của lá hẹ qua bài viết sau đây của LISADO Việt Nam nhé!
Đặc điểm của cây hẹ
Cây lá hẹ thoạt có hình dáng giống một loại cỏ, có chiều cao khoảng 20 – 30 cm. Loài cây này thường mọc thành cụm. Lá có kích thước khoảng 2-6cm và có màu xanh nhạt hoặc xanh đậm tùy từng loại. Lá hẹ còn có mùi nồng, hình dẹp dài. Thân hẹ có nhiều nhánh, mềm và thấp.
Cây lá hẹ thuộc họ hành tỏi nên có đặc tính sinh học tương tự. Loài cây này ưa nhiệt độ mát, ánh sáng mạnh, chịu hạn. Có thể trồng hẹ ở những vùng đất cát, khí hậu nóng. Cây lá hẹ được sử dụng trong ẩm thực như là một loại rau xanh, có vị ngọt và hơi cay. Ngoài ra, hẹ còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về tiêu hóa và đường tiết niệu.
Đọc thêm: Lưới cắt nắng Thái Lan 70% khổ 2x50m
Cây lá hẹ có tác dụng gì?
Từ xa xưa, cây lá hẹ được ông bà ta sử dụng để chế biến các món ăn hằng ngày và dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Hẹ có chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên có khả năng chống viêm hiệu quả. Vậy cụ thể cây lá hẹ có tác dụng gì đối với sức khỏe? Nội dung trong phần tiếp theo sẽ giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc.
Tăng cường đề kháng, chống lão hóa
Nội dung chính:
Trong cây lá hẹ có chứa rất nhiều vitamin C, canxi, chất chống oxy hóa, chất xơ và các khoáng chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu ăn hẹ thường xuyên sẽ giúp cơ thể của bạn tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và viêm.
Điều trị các bệnh lý về da, niêm mạc
Trong thành phần của lá hẹ có chứa hoạt chất kháng sinh allicin, vì vậy loài thực vật này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da. Ví dụ như nhiễm trùng, mụn nhọt, ghẻ ngứa,… Bạn chỉ cần giã nhuyễn một ít lá hẹ rồi đắp lên vết thương ngoài da. Bên cạnh đó, lá hẹ còn có tính chất kích thích tiêu hóa, giúp giảm đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và buồn nôn.
Giảm huyết áp và cholesterol
Thành phần allicin chứa trong lá hẹ có tác dụng giảm huyết áp và ngăn chặn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, ăn lá hẹ thường xuyên giúp bạn phòng ngừa hiệu quả các bệnh về tim mạch.
Làm đẹp da
Vì trong cây hẹ có chứa beta-carotene nên nó còn có tác dụng ngăn ngừa mụn, giúp làn da được trẻ hóa. Bạn lấy một ít lá hẹ giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da mặt bị khô trong vòng 30 phút. Sử dụng cách này thường xuyên trong một thời gian dài bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Phòng ngừa bệnh ung thư
Hẹ có chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có tác dụng ngăn chặn tốt các bệnh về ung thư. Những chất này có thể chống lại các gốc tự do và đẩy lùi sự phát triển của chúng. Vì vậy, ăn hẹ giúp phòng ngừa được các bệnh về ung thư vú, đại tràng, dạ dày và phổi.
Có thể bạn quan tâm: Lưới che nắng Thái Lan 60% khổ 3x50m
Chữa triệu chứng ho, cảm lạnh
Chế biến nước uống từ cây lá hẹ bằng cách lấy một nắm hẹ và ít đường phèn đem chưng cách thủy, có thể cho thêm một vài lát gừng. Đối với người lớn có thể ăn cả phần hẹ và gừng. Còn với trẻ nhỏ chỉ nên cho uống 1 thìa, 2-3 lần/ngày và uống trong 5 ngày. Bài thuốc từ lá hẹ này giúp chữa triệu chứng ho và cảm lạnh rất hiệu quả.
Chữa trị chứng sốt cao ở trẻ sơ sinh khi mọc răng
Theo kinh nghiệm dân gian mà ông bà ta truyền lại, khi trẻ sơ sinh tròn 3 tháng 10 ngày ta lấy một ít lá hẹ giã nhuyễn vắt lấy nước. Dùng nước hẹ vừa vắt thấm vào khăn gạc để rơ lợi cho bé. Cách này giúp làm giảm nguy cơ sốt cao ở trẻ khi mọc răng.
Những lưu ý khi sử dụng cây lá hẹ
Cây lá hẹ vừa là một món ăn, vừa là một vị thuốc quý có nguồn gốc từ thiên nhiên. Loài cây này có công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng hẹ bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:
-
Hẹ có tính ôn, do đó những người nóng trong, bốc hỏa không nên sử dụng cây hẹ. Thời điểm dùng loài cây này tốt nhất là mùa xuân hoặc mùa đông.
-
Hẹ kỵ với thịt trâu nên trong chế biến thức ăn bạn cần phải phân biệt được thịt trâu và thịt bò. Thêm vào đó, hẹ còn kỵ với mật ong nên phải lưu ý khi kết hợp loại thực phẩm này nhằm đảm bảo sức khỏe an toàn.
- Nếu đang sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá hẹ. Bởi vì nó có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
- Lá hẹ có thể ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu. Vì vậy người bị tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
-
Khi dùng nước hẹ để rơ lợi cho trẻ sơ sinh ta cần lưu ý chỉ nên lấy một lượng rất nhỏ đủ ướt khăn gạc quấn ở đầu ngón tay. Nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cho trẻ khó chịu dẫn đến hiện tượng nôn trớ.
Qua bài viết này của LISADO Việt Nam, bạn đọc đã hiểu thêm một vài điều về câu hỏi cây lá hẹ có tác dụng gì và những điều cần lưu ý khi sử dụng loại rau này. Đừng quên thường xuyên ghé LISADO Việt Nam để cập nhật nhiều thông tin về giá nhà màng trồng dưa lưới hữu cùng những thông tin hữu ích bạn nhé!
Blog liên quan: Lưới cắt nắng Thái Lan 60% khổ 4x50m nhập khẩu, giá tốt nhất