Cách trồng rau hẹ thủy canh bằng hạt đơn giản tại nhà
Bạn có thể bổ sung hẹ vào thực đơn các món ăn hằng ngày của mình vì loại cây này có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng, tốt cho giấc ngủ và sức khỏe của xương. Tham khảo ngay cách trồng rau hẹ thủy canh bằng hạt đơn giản tại nhà trong bài sau.
Cây hẹ là gì
Nội dung chính:
Cây hẹ là một loại hành tây nhỏ, thân củ, thọn dài, rất dễ trồng và ít chăm sóc. Loại cây này có chiều cao khoảng 20 – 40cm và mọc thành cụm. Củ hẹ chứa ít nước và có vỏ mỏng hơn hành tây. Lá hẹ có vị cay và mùi thơm rất đặc trưng.
Cây hẹ có khi thu hoạch có thể sử dụng cả củ và lá để làm các món ăn. Loại rau này không chỉ chế biến ra các món ăn ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Cây hẹ có thể phát triển tốt trong môi trường thủy canh nên nếu bạn đang có thể trồng xen canh rau hẹ cùng với các loại rau khác trên giàn thủy canh của mình.
Cách trồng và chăm sóc rau hẹ thủy canh
Rau hẹ trồng vào mùa nào?
Rau hẹ là loại cây ưa mát mẻ, sinh sống và phát triển tốt ở nhiệt độ 20 – 25 độ C và cần được trồng nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Cây hẹ khả năng chịu hạn và chịu úng cũng tương đối kém. Vì vậy thời vụ thích hợp nhất để trồng là vào tháng 10 – 11. Tuy nhiên, cây hẹ vẫn có thể trồng vào những điều kiện thời tiết khác nên gần như trồng được quanh năm. Với phương pháp thủy canh thì không lo lắng tình trạng cây bị hạn hoặc ngập úng như các phương pháp trồng khác.
Cách trồng rau hẹ thủy canh bằng hạt
Đầu tiên là chọn hạt giống, bạn chỉ cần chọn mua hạt giống từ cửa hàng giống và vật tư nông nghiệp. Hiện có 2 loại hẹ phổ biến là: loại lá nhỏ mảnh và loại lá to, cứng và dài hơn (nhìn như lá hành). Loại lá to năng suất hơn nhưng chất lượng không bằng loại lá nhỏ, nhiều người yêu thích vị của lá hẹ nhỏ hơn mặc dù việc vệ sinh chúng trước khi chế biến có vất vả hơn.
Các bước trồng rau cải hẹ thủy canh bằng hạt như sau:
Bước 1: Gieo hạt
Để hạt giống có tỉ lệ nảy mầm cao hơn, bạn nên ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh – 40 độ C) trong khoảng 3 – 5 giờ trước. Sau đó vớt ra để ráo và tiến hành gieo. Vì hạt cây hẹ rất nhỏ nên bạn có thể dùng 1 ít cạt trộn với hạt giống để việc gieo hạt được dễ hơn.
Bạn có thể lựa chọn giá thể là mút xốp hoặc xơ dừa. Nếu giá thể là mút xốp thì bạn gieo hạt vào các lỗ nhỏ được đục sẵn. Nếu giá thể là xơ dừa thì bạn làm ẩm viên nén xơ dừa để xơ dừa nở ra trước rồi mới gieo. Gieo 5-6 hạt vào một ô hoặc rọ nhựa. Đặt giá thể vào khay chứa để có thể cung cấp nước cho hạt giống hàng ngày.
Bước 2: Chuyển giàn
Trong quá trình chờ hẹ nảy mầm và ra lá thật, cần hạn chế thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời bằng cách đặt chậu trong mát hoặc dùng vật che chắn. Khi cây đã bắt đầu nảy mầm thì có thể cung cấp thêm dung dịch thủy canh với nồng độ 300ppm để cây có thể lớn nhanh hơn. Khoảng 10 – 15 ngày sau khi nảy mầm thì có thể tiến hành chuyển giàn. Bạn đưa cả rọ nhựa và cây lên giàn thủy canh, sau đó cung cấp nước và dinh dưỡng cho giàn thủy canh với nồng độ 600ppm. (Đặt mua dung dịch thủy canh tại đây)
Việc nhổ tỉa tiến hành khi bạn thấy cây phát triển quá dày. Việc chen chúc nhau sẽ làm hạn chế sự phát triển của lá. Nhổ những nơi dày và trồng dặm vào những chỗ mọc thưa để chậu hẹ phát triển đồng đều nhau.
Bước 3: Chăm sóc
Cây hẹ không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc quá phức tạp, bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây là được. Nồng độ dinh dưỡng sẽ tăng lên theo sự sinh trưởng của cây. Bạn có thể dùng bút thử để đo xem đã cần phải thêm dinh dưỡng và nước cho cây chưa:
- Khi cây mới lên giàn, 5 – 15 ngày mới phải bổ sung dinh dưỡng, nồng độ là 600-800ppm
- Khi cây trưởng thành, 3 – 5 ngày cần bổ sung dinh dưỡng, nồng độ là 800-1000ppm.
Ngoài ra, bạn có thể cắt tỉa hoặc loại bỏ những cây bị sâu hại, bị vàng lá trong quá trình trồng để tránh làm ảnh hưởng đến những cây khác.
Bước 4: Thu hoạch
Nếu bạn thực hiện đúng cách trồng thì chỉ tầm 50 – 60 ngày là bạn có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Khi thu hoạch hẹ bạn chỉ cần dùng kéo cắt cách gốc 2 – 3cm. Sau khi thu hoạch đợt 1, lá mới sẽ phát triển nhanh chóng. Sau 1 tháng bạn có thể thu hoạch lựa mới.
Các loại bệnh thường gặp ở rau hẹ
Tuy trồng bằng phương pháp thủy canh thì cây thường rất ít khi gặp phải tình trạng sâu bệnh, nhưng bạn cũng nên nắm được một số loại bệnh thường xảy đến với cây hẹ:
- Bệnh khô lá: Cây bị đốm lá, vàng lá, khô lá do nấm gây hại.
- Nấm hại: có hiện tượng đốm vàng, đốm đỏ ở lá và dẫn đến chết lá, chủ yếu bị ở lá già.
- Cây bị thối nhũn
- Sâu hại ăn lá
Với những cây bị bệnh, bạn cần cắt bỏ hoàn toàn những lá bệnh và tiêu hủy chúng, tránh để lây lan sang các lá khác vì nấm có tính lây lan rất cao. Đồng thời cần kiểm tra lại nguồn nước, tình trạng cây gặp nước mưa thế nào để có phương án xử lý kịp thời.
Thành phần dinh dưỡng có trong rau hẹ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, với 100g tương đương với 10 muỗng canh hẹ xắt nhỏ có thể cung cấp:
- Calo: 75
- Chất đạm: 2.5grams
- Chất béo: 0gram
- Tinh bột: 17grams
- Chất xơ: 3grams
- Canxi: 3% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
- Sắt: 7% DV
- Magiê: 5% DV
- Phốt pho: 5% DV
- Kali: 7% DV
- Zinc: 4% DV
- Folate: 9% DV
So với hành tây thông thường, hẹ là nguồn protein, chất xơ và vi chất dinh dưỡng tập trung hơn, bao gồm canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm, đồng, folate, vitamin B và vitamin A và C.
Tác dụng của rau hẹ
Theo nghiên cứu hiện đại, cây lá hẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
- Chống ung thư: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại rau thuộc họ allium, bao gồm cả hẹ, có thể có tác dụng chống ung thư.
- Lá hẹ tốt cho giấc ngủ và tâm trạng: Lá hẹ có chứa một lượng nhỏ choline, đây là một chất quan trọng giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào, giúp cải thiện trí nhớ, tâm trạng, kiểm soát cơ bắp và các chức năng khác của não và hệ thần kinh.
- Là một nguồn vitamin K dồi dào, cung cấp folate – chất dinh dưỡng cần thiết để phòng ngừa chứng sa sút trí tuệ.
- Chữa nhức răng: Theo kinh nghiệm dân gian, bạn chỉ cần mang một nắm hẹ giã nhuyễn rồi đặt vào chỗ đau. Đặt liên tục cho đến khi khỏi thì thôi.
- Chữa ho do cảm lạnh, đau họng: Lá hẹ trộn với mật ong hoặc đường phèn có tác dụng chữa ho do cảm lạnh rất tốt. Muốn trị đau họng thì có thể nhai sống hẹ tươi với vài hạt muối.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Người bị tiểu đường có thể bổ sung hẹ vào trong thực đơn của mình vì đây là loại rau hỗ trợ điều trị tiểu đường. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến.
Các món ăn từ lá hẹ
Bạn có thể sử dụng hẹ để chế biến một số món ăn như sau:
- Tôm và mực xào hẹ
- Canh hẹ nấu thịt và đậu hũ
- Riêu cua nấu hẹ
- Canh hẹ nấu trứng
- Bánh hẹ chiên giòn
- Hẹ rán bột mỳ
- Ếch xào bông hẹ
- Cá nướng hẹ
- Thịt lợn nước hẹ
Địa chỉ bán giàn thủy canh uy tín
Chỉ với một giàn thủy canh hồi lưu, công việc trồng cây trở nên rất đơn giản. Không cần nhiều không gian, không cần đất, rất sạch sẽ và không tốn nhiều thời gian nhưng bạn vẫn có một vườn rau sạch tại nhà với đa dạng chủng loại. Đây là ưu thế tuyệt đối của thủy canh hồi lưu mang lại.
Trồng thủy canh hồi lưu nhà phố hiện nay đang xu hướng được nhiều gia đình ưa chuộng. Nếu bạn muốn có một giàn thủy canh hồi lưu đẹp và hiện đại, bạn có thể liên hệ ngay với LISADO để được tư vấn chi tiết vị trí lắp đặt và loại giàn trồng. Chúng tôi sẽ tiến hành thi công lắp đặt trọn gói. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline: 0987.857.614 – 097.157.8366.