Cách làm giàn đậu đũa đơn giản dành cho người không chuyên
Cách làm giàn đậu đũa đúng kĩ thuật mang lại lợi ích gì?
Cách làm giàn đậu đũa đúng kĩ thuật (còn được gọi là giàn dây leo đậu đũa) có thể mang lại nhiều lợi ích cho vườn trồng của bạn. Dưới đây là một số lợi ích chính:
- Tối ưu hóa không gian: Đậu đũa là loại cây leo, nên khi trồng theo giàn, bạn có thể tận dụng được không gian trên cao. Điều này đặc biệt hữu ích cho các khu vườn nhỏ hẹp.
- Dễ dàng chăm sóc: Khi cây đậu đũa leo lên giàn sẽ làm giảm khả năng cỏ dại phát triển, giảm thiểu được thời gian chăm sóc, giọn cỏ. Đồng thời, tăng khả năng đậu quả và giảm thiểu khả năng hoa màu hư hại.
- Gia tăng nâng suất: Cây đậu đũa khi được trồng theo giàn không chỉ dễ dàng thu hoạch mà còn mang lại nâng suất tốt hơn và so với cây để phát triển tự do.
Cách làm giàn đậu đũa đơn giản tại gia
Những vật dụng cần chuẩn bị để làm giàn đậu đũa
- Cọc tre hoặc nứa dài khoảng 1.8m-2m
- Dây thép và kìm cắt
- Dây nylon thường có độ bền 1 mùa (Như hình)
Các dụng cụ làm giàn đậu đũa
Hướng dẫn cách làm giàn đậu đũa như chuyên gia
- Chọn vị trí cắm giàn: Trước khi dựng giàn đậu đũa, bạn cần chọn vị trí trồng đậu có ánh sáng đủ. Ánh nắng quan trọng để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và động sản của cây.
- Chọn đất: Chọn một vị trí trong vườn vừa đảm bảo đủ ánh nắng và đất tốt để cây đậu đũa phát triển. Yêu cầu nơi làm giàn cần phải thoát nước, đất tơi xốp, tốt nhất là đất thịt nhẹ, nhiều chất hữu cơ, độ pH từ 6 -7.
- Thời điểm dựng giàn: Khi cây đạt chiều cao từ 10 cm đến 15cm (Khoảng 6 đến 9 lá thật), ngọn cây bắt đầu vươn dài có tua cuốn.
Cọc cắm giàn thành chữ A
- Cách làm giàn đậu đũa chuẩn chuyên gia với 4 bước đơn giản:
Bước 1: Dùng cọc cắm giàn thành chữ A; khoảng cách 0,5 – 0,6 m mỗi cọc.
Bước 2: Căng hai đoạn dây thép có độ dài bằng chiều dài giàn đậu đũa. Lưu ý nên để dư khoảng 50cm để cố định. Một dây chạy song song với mặt đất tại đỉnh của mỗi cọc. Dây còn lại ở gần mặt đất.
Bước 3: Tiến hành căng dây nylon để tạo giá thể cho cây đậu leo. Khoảng cách mỗi dây khoảng một ngang tay.
Bước 4: Cố định đậu đũa lên giàn: Tận dụng dây nylon cắt thành những đoạn có độ dài thích hợp để cố định thân cây đậu đũa lên giàn. Đảm bảo cây được treo một cách an toàn và ổn định.
Cách làm giàn đậu đũa chuẩn chuyên gia
Một số lưu ý khi dựng giàn đậu đũa
Trong quá trình đưa giàn vào sử dụng, bạn cần chú ý đến việc duy trì môi trường tốt để cây phát triển. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Ưu tiên cây khỏe mạnh: Khi lựa chọn cây để đặt lên giàn, hãy ưu tiên những cây có tình trạng khỏe mạnh, có sự phát triển tốt. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng cây có khả năng leo lên giàn một cách hiệu quả.
- Thiết lập giá thể và cuốn cây đúng cách: Khi đặt cây lên giàn, hãy thực hiện việc cuốn ngọn cây một cách vòng quang quanh giá thể. Điều này giúp cây có sự hỗ trợ cần thiết để leo lên và phát triển.
- Điều chỉnh cây thân không bám vào giá thể: Nếu thân cây không bám vào giá thể, bạn cần cẩn thận cuốn lại ngọn của cây bằng cách xoay quanh dây. Đảm bảo rằng dây đậu nằm dưới nách lá của cây.
- Xử lý dây giá thể bị đứt: Trong trường hợp dây giá thể bị đứt, hãy thay mới dây hoặc nối điểm đứt bằng cách buộc lại. Điều này đảm bảo rằng cây vẫn được hỗ trợ một cách ổn định trên giàn.
- Cuốn lại ngọn cây sau khi thay dây: Sau khi thay dây giá thể, hãy cuốn lại ngọn cây đang bị rũ xuống bằng cách cuốn vòng quanh dây mới. Điều này giúp cây tiếp tục phát triển theo hướng bạn mong muốn trên giàn.
Nhớ tuân thủ các hướng dẫn trên để đảm bảo rằng giàn đậu đũa được xây dựng và sử dụng đúng cách, giúp cây phát triển mạnh mẽ và tạo ra một môi trường thúc đẩy sinh trưởng tốt nhất.