Ăn măng tây có tốt cho bà bầu không?
Mang bầu ăn măng tây được không? Mẹ bầu có nên ăn măng tây hay không là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ khi lựa chọn loại rau dinh dưỡng này trong thực đơn ăn uống giai đoạn thai kỳ.
1. Mang bầu ăn măng tây được không?
Măng tây rất giàu chất xơ, protein, gluxit và các vitamin A, C, K, B1, B2, B6, axitphuric,… cùng nhiều chất khoáng thiết yếu như: canxi, kali, kẽm, magiê. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng giúp nâng cao sức khỏe bà bầu và thai nhi. Vì thế, mẹ bầu ăn măng tây sẽ rất tốt nếu sử dụng đúng cách và vừa đủ. Các mẹ có thể tham khảo bài viết: Thành phần dinh dưỡng và công dụng của măng tây để hiểu rõ hơn giá trị của loại rau này với sức khỏe nhé.
1.1. Công dụng của măng tây với bà bầu
Nội dung chính:
Măng tây chứa một lượng lớn chất xơ giúp nhuận tràng và chống táo bón cho bà bầu. Đặc biệt, măng tây còn chứa một loại carbohydrate có tên là inulin giúp bảo vệ chức năng đường ruột, hỗ trợ các lợi khuẩn Bifidobacteria và Lactobacilli phát triển. Nhờ vậy, hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, măng tây còn chứa dưỡng chất chống lại oxy hóa vô cùng hiệu quả là glutathione. Vì thế, sử dụng các món ăn làm từ măng tây sẽ giúp chị em ngăn ngừa lão hóa, cho làn da luôn mịn màng và tăng khả năng miễn dịch.
Cùng với đó, các vitamin và khoáng chất có trong măng tây như protein, chất béo, vitamin A, C, K, E, vitamin nhóm B, axit folic, kali, photpho, canxi,… là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp nguồn sữa dồi dào và hệ xương, hệ tim mạch khỏe mạnh. Vitamin K giúp hỗ trợ hấp thu canxi, phát triển hệ xương thai nhi, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và chuột rút cho mẹ bầu.
Bà bầu ăn măng tây thường xuyên có công dụng rõ rệt trong việc sản xuất insulin tại tuyến tụy. Từ đó giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
1.2. Công dụng của măng tây với sức khỏe thai nhi
Măng tây có chứa hàm lượng folate (vitamin B9) cao ( trong 180g măng tây có chứa đến 268,2 microgam folate, chiếm 67% lượng folate cơ thể thai phụ cần mỗi ngày). Đây là dưỡng chất quan trọng hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào máu của trẻ trong bụng mẹ. Cùng với đó folate còn rất cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh, giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của trẻ. Một nghiên cứu cho thấy, bà bầu trước và trong thời kỳ đầu mang thai, bổ sung khoảng 400 microgram folate mỗi ngày sẽ giúp giảm đến 70% các nguy cơ khuyết tật liên quan đến ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Cây măng tây giàu folacin có khả năng ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể, giữ cho đôi mắt trẻ khỏe mạnh, sáng trong.
Ngoài ra, nhờ những dưỡng chất, các loại vitamin, khoáng chất từ măng tây được bổ sung trong suốt thai kỳ, thai nhi sẽ có được sự phát triển toàn diện cả về trí não và thể lực, tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
2. Giải đáp một số băn khoăn của mẹ bầu khi ăn măng tây
Bà bầu ăn măng tây có nguy hiểm gì đến cơ thể không?
Nhìn chung, măng tây khá lành tính. Các chất trong măng tây không gây nguy hiểm tới cơ thể mẹ bầu. Nhưng tốt nhất, bạn chỉ cần ăn một lượng vừa đủ với cơ thể, không nên ăn dư chất và khi chế biến không nên nấu măng tây quá lâu sẽ làm giảm đi các dưỡng chất quý giá trong măng tây.
Bà bầu có nên ăn măng tây thường xuyên không?
Măng tây rất giàu dinh dưỡng nên mẹ bầu có thể bổ sung măng tây trong thực đơn ăn uống giai đoạn thai kỳ. Mẹ bầu nên ăn khoảng 3 cây măng tây/ngày để cung cấp đủ lượng axit folic (khoảng 400mcg/ ngày) cho cơ thể và thai nhi. Trung bình, bà bầu nên sử dụng măng tây 3 bữa/tuần kết hợp cùng các thực phẩm, món ăn khác để có một chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Xem thêm: Ăn măng tây có giảm cân không? Ăn như thế nào để giảm cân?
Bà bầu nên ăn măng tây vào tháng thứ mấy?
Mẹ bầu có thể ăn măng tây trong suốt thời gian mang thai và sau mang thai. Từ những tháng đầu mang thai, bạn có thể bổ sung măng tây trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để cung cấp các dưỡng chất tốt cho thai nhi.
Bà bầu ăn măng tây có mất sữa không?
Ăn măng tây không làm mẹ bầu mất sữa, ngược lại măng tây còn là một trong những thực phẩm có tác dụng lợi sữa, kích thích tuyến sữa, cho lượng sữa sau sinh dồi dào, giàu dưỡng chất.
3. Một số món ngon chế biến từ măng tây tốt cho bà bầu
Măng tây có vị ngọt thanh, khi chế biến ngọt thơm và rất mềm. Chị em có thể kết hợp măng tây với nhiều nguyên liệu khác để biến tấu thành các món ngon phù hợp khẩu vị mỗi người như: măng tây hấp, măng tây xào giòn, măng tây xào thịt bò, măng tây trộn salad, súp măng tây, măng tây cuộn thịt xông khói, canh măng tây thịt gà, canh măng tây nấu rau củ và tôm…
4. Bà bầu ăn măng tây cần lưu ý những gì?
Mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng măng tây vừa đủ, không nên ăn quá nhiều vì có thể bị dư chất axit folic từ măng tây.
Khi nấu măng tây, bạn đừng nấu quá kỹ, quá lâu, tránh làm biến chất nguồn axit folic.
Những người bị phù nề, uống thuốc ngừa cao huyết áp, mắc bệnh gout không nên ăn măng tây. Cùng với đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng bạn không dị ứng với loại thực phẩm này.
Để chế biến măng tây được ngon, khi chọn mua măng, bạn nên chọn những ngọn măng tươi, ngọn thon nhỏ, màu xanh non, căng bóng, không có đốm vàng, không bị dập. Trước khi chế biến nên rửa thật sạch dưới vòi nước, rửa kỹ phần ngọn để sạch cát lẫn trong các kẽ ngọn măng. Và tùy theo từng món nấu, bạn có thể cắt măng thành các khúc vừa ăn để măng thấm gia vị đều hơn.
Những món ăn từ măng tây không nên nêm gia vị quá mặn, nên nấu chín trong thời gian ngắn để không làm mất chất dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe thai kỳ tốt nhất cho mẹ bầu.
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho băn khoăn măng tây có tốt cho bà bầu không? Hi vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức dinh dưỡng ăn măng tây khi mang thai đúng cách để bổ sung những dưỡng chất tốt, có lợi cho sức khỏe thai kỳ.
Lisado Việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị, vật tư thủy canh như: giàn trồng rau thủy canh lắp ghép, ống nhựa thủy canh, rọ nhựa thủy canh, giá thế gieo trồng, hạt giống nhập khẩu chất lượng…Trồng rau thủy canh sẽ không còn là vấn đề khó khăn khi đội ngũ kỹ thuật của Lisado Việt Nam sẽ luôn đồng hồng cùng bạn. Hỗ trợ cách trồng cho người mới từ A-Z, đảm bảo 100% thành công.
Đọc thêm: Sơ chế măng tây như thế nào? Công dụng của măng tây với sức khỏe