Cách làm giàn cho dưa lưới đơn giản, dễ làm
Cách làm giàn cho dưa lưới đơn giản, dễ làm: Dưa lưới là loại cây thân leo, vì vậy mà khi cây dưa lưới phát triển nhánh tua thì chúng ta cần phải làm giàn để cây leo lên. Chính vì vậy mà dù là trồng ở các trang trại lớn hay đơn giản là trồng tại nhà, bạn cũng cần phải biết cách làm giàn dưa lưới cho cây.
Cách làm giàn cho dưa lưới đơn giản, dễ làm
1. Chuẩn bị vật dụng làm giàn cho dưa lưới
Nội dung chính:
Cách làm giàn cho dưa lưới:
Giàn leo có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, tre, nứa, cột bê tông, sắt,… hoặc đơn giản là sợi dây. Tuy nhiên thì không phải loại giàn nào cũng phù hợp, bạn cần phải tính toán đến diện tích đất trồng dưa lưới, phương pháp trồng và cả chi phí đầu tư để làm giàn nữa.
Tùy theo chất liệu làm giàn mà vật dụng để làm giàn cũng khác nhau. Nếu như bạn làm giàn leo bằng gỗ, tre, nứa thì bạn cần chuẩn bị những thanh dài, chắc chắn và những sợi dây kẽm để cột các đầu lại.
Còn khi bạn làm giàn bằng sắt thì bạn phải chuẩn bị sắt sơn tĩnh điện, máy hàn sắt, bu lông, ốc vít để cố định các thanh sắt lại với nhau. Ngoài ra, dây lưới leo cây là không thể thiếu để làm giàn leo.
- Đường kính sợi lưới: 2mm
- Kích thước ô lưới: 10×10cm
- Quy cách lưới: 1m x 2m, 2m x 2m, 2m x 3m, 3m x 4m.
2. Thiết kế giàn leo cho vườn dưa lưới
Cách làm giàn trồng dưa lưới yêu cầu bạn phải tính toán giàn leo phù hợp, nhất là ở các trang trại, với diện tích hàng nghìn m2, số lượng cây lớn nên giàn leo cần đơn giản và hiệu quả để các cây không bị chèn ép nhau, không quá sát nhau vì dưa lưới rất dễ lây lan nguồn bệnh, vì vậy các trang trại, bạn nên dùng dây leo cho từng cây.
Với các gia đình trồng dưa lưới trên sân thượng và ban công, lượng cây dưa lưới ít, bạn có thể làm giàn leo bằng gỗ, tre, nứa,… hình chữ A, còn khi bạn trồng khoảng 10 cây trở nên thì nên làm giàn sắt đứng sẽ rộng rãi và phù hợp hơn về mặt thẩm mỹ.
Giàn leo cho dưa lưới không cần làm quá cao như các loại cây leo khác vì theo như kinh nghiệm nhà nông, giàn leo càng cao thì cây dễ đậu nhiều trái, tuy nhiên cây dưa lưới chỉ cần làm giàn thấp vừa phải vì bạn chỉ cần cho đậu 1 quả để có được trái thơm và ngọt nhất.
3. Cách làm giàn cho dưa lưới
Sau đây, Lisado sẽ hướng dẫn bạn cách làm giàn trồng dưa lưới kiểu hình chữ A và kiểu giàn đứng để bạn lựa chọn phù hợp với diện tích đất trồng và quy mô canh tác của bạn.
+ Kiểu giàn leo hình chữ A
Bước 1: Bạn cố định các cọc tre, nứa, gỗ xuống đất, các cọc sẽ đan chéo nhau thành hình chữ A và 1 thanh ngang nối giữa các cọc để tạo thành khung sườn chữ A hoàn chỉnh và vững chắc. Các cọc được liên kết với nhau bằng dây kẽm, đảm bảo khung chắc chắn để tránh được những tác động thời tiết như mưa, gió to.
Bước 2: Bạn dùng tấm lưới để làm giàn dây leo, lưới được phủ vào 2 bên của khung chữ A, cố định chắc chắn lại với khung bằng dây kẽm. Bạn nên nhớ kéo căng lưới và trải lưới đều ở 2 bên giàn để các cây dưa lưới có thể leo lên.
+ Kiểu giàn đứng bằng sắt
Bước 1: Bạn đóng các cọc sắt xuống đất hoặc cố định trên mặt sàn bê tông (lắp trên sân thượng), cọc sắt được xếp thành hình 2 chữ II, song song với nhau và cách nhau khoảng 2 – 3m tùy theo diện tích mà bạn muốn làm giàn.
Bước 2: Bạn có thể nối giữa các cọc bằng các thanh sắt ngang để tạo thành một khung hoàn chỉnh và chắc chắn hơn, nó giúp cho giàn dưa lưới không bị sập khi trời có mưa bão hoặc gió to.
Bước 3: Bạn giăng lưới vào giữa các cọc sắt để cây leo lên, cố định với các thanh sắt bằng dây kẽm để tạo độ căng cho cây leo, các mối cột cách nhau 0,5m để tạo độ vững chắc.
Bước 4: Với kiểu giàn đứng này thì bạn có thể phủ nóc cho giàn, bạn có thể che bạt, phủ màng nilon trong suốt hoặc lưới để cây leo lên. Tuy nhiên, cây dưa lưới không leo cao mà lại không thích hợp với thời tiết mưa nhiều, vì vậy bạn nên phủ màng nilon để tránh mưa xối vào cây dưa lưới.
Ngoài ra, với nhiều gia đình trồng ít cây ở trong chậu, thùng xốp hoặc trồng thủy canh thì bạn không cần phải làm giàn lớn như trên, vì cây dưa lưới không cần leo quá cao và nó sẽ làm tốn diện tích gia đình bạn.
- Chia sẻ với bạn: Cách trồng dưa lưới tại nhà.
Thế nên, bạn chỉ cần chuẩn bị những que cứng và dài, dùng 3 que cắm xung quanh cây dưa lưới và buộc chụm đầu lại cho cây leo. Nếu như các cây dưa lưới được đặt sát tường, bạn có thể cố định 4 đầu dây lưới vào bức tường để cây leo lên theo lưới là được.
Khi trồng cây dưa lưới, bạn nên thường xuyên kiểm tra và chỉnh sửa lại dây lứa và giàn leo cho thẳng, để các dây lưới được phân bố đều cho các cây.
Dù giàn leo cao đến đâu, bạn cũng đừng quên tỉa bớt những chiếc lá già gần gốc, nhánh nách của cây tránh lây lan mầm bệnh sang các cây khác và cây có thể tập trung nuôi trái được tốt hơn.
Giàn leo là vật dụng không thể thiếu để trồng cây dưa lưới, vì vậy mà bạn hãy chọn loại giàn leo phù hợp với vườn dưa lưới nhà mình nhé. Hy vọng cách làm giàn trồng dưa lưới trên sẽ giúp bạn có được những trái dưa lưới thơm ngon và chất lượng nhất.
Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.