Một số thông tin về nguồn dinh dưỡng cho cây thủy sinh
Một số thông tin về nguồn dinh dưỡng cho cây thủy sinh: Nước dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi trồng cây thủy sinh. Nó quyết định rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy bạn có biết các loại chất dinh dưỡng nào dành cho cây thủy sinh và nhu cầu dinh dưỡng ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cây thủy sinh rất đa dạng trong chủng loại, thuộc nhiều nhóm khác nhau nên có đặc trưng môi trường sống khác nhau. Vì thế, khi chăm sóc cây thủy sinh, bạn phải hiểu về đặc thù mỗi loại cây thủy sinh để có chế độ chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Xem thêm: 10 loại cây thủy sinh dễ trồng nhất cho người mới chơi
Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây thủy sinh
Nhìn chung, cây thuỷ sinh có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua lá và hệ thống rễ. Cây có một lớp biểu bì rất mỏng hoặc không có lớp biểu bì trên lá và cuống, giúp chúng hấp thụ tốt chất dinh dưỡng nhưng với cách hấp thụ dưỡng chất này cũng làm cho cây dễ bị hư hại và dễ nhiễm bệnh hơn. Vì thế, khi chọn dung dịch thủy sinh cần chọn loại phù hợp với đặc thù sinh trưởng của cây để cung cấp lượng dưỡng chất phù hợp nhất cho cây phát triển xanh tốt.
Blog liên quan: 10 loại cây thủy sinh dễ trồng nhất cho người mới chơi
Các loại chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh
Nhìn chung mỗi loại cây trồng trong đó có cây thủy sinh đều cần các nguyên tố dinh dưỡng tất yếu để cây sinh trưởng và phát triển. Dưỡng chất này thường gồm 2 nhóm:
Nhóm dưỡng chất vĩ mô: Ni tơ (N), Magiê ( Mg), Natri ( Na), Clo ( Cl), Kali ( Ka), Sulphat ( S)
Nhóm dưỡng chất vi mô: Sắt (Fe), Bo, Đồng ( Cu), Kẽm ( Zn), Molypden ( Mo), Mangan ( Mn)
Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây nhưng tỉ lệ các chất dinh dưỡng hấp thụ trong cây thủy sinh và cây bình thường không giống nhau. Các vi lượng như Fe, Mn, Bo, Mo, Zn,… trong nước dinh dưỡng cho cây thủy sinh rất cần thiết cho sự hình thành màu sắc và giúp tăng khả năng chống chịu của cây thủy sinh với môi trường.
Tìm hiểu thêm: Cách làm trà măng tây – Lợi ích tuyệt vời trà măng tây mang lại cho sức khỏe
Rêu có thể gây hại đến cây thủy sinh
Khi dùng dưỡng chất không đúng chủng loại có thể gây ra rêu, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây thủy sinh. Nếu rêu được nhận đủ các chất dinh dưỡng thì chúng sẽ phát triển rất nhanh, có thể khiến diện tích mặt kính bị bao phủ. Theo đó, bề mặt các cây thủy sinh cũng bị che phủ, có thể khiến cây bị chết ngạt hoặc làm chậm sự phát triển. Vì vậy, khi trồng cây thủy sinh, bạn nên chú ý vệ sinh bể thường xuyên, thay nước cho bể, loại bỏ rong rêu, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như sự phát triển ổn định của cây trồng thủy sinh.
Thay nước để cung cấp dưỡng chất cho cây thuỷ sinh
Nước thường có rất nhiều các chất dinh dưỡng vĩ mô nên cung cấp nước là việc cần làm thường xuyên khi trồng cây thủy sinh tại nhà. Việc thay nước cần được thực hiện ít nhất 2 tuần một lần, không những đảm bảo nguồn nước trong sạch, sáng đẹp mà còn tạo môi trường tốt, giàu dinh dưỡng để cây sinh trưởng xanh tốt, phát triển đều.
Tìm hiểu kỹ về dưỡng chất nuôi cây cùng vật tư thuỷ canh là một trong những yếu tố quan trọng để nuôi cây phát triển xanh tốt. Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về nguồn dinh dưỡng cho cây thủy sinh. Hi vọng nó sẽ là những thông tin hữu ích làm phong phú thêm cẩm nang chăm sóc cây thủy sinh cho mỗi gia đình.
Xem thêm: Vì sao ăn măng tây đi tiểu có mùi? | Lisado.vn