Đất phèn trồng cây gì? Các loại rau chịu phèn tốt
Đất phèn cần phải có công đoạn cải tạo đất trước khi trồng trọt. Tuy nhiên, việc lựa chọn đất phèn trồng cây gì, loại cây có khả năng chịu phèn tốt cũng vô cùng cần thiết.
Đất phèn trồng cây gì?
Đất phèn, hay còn được gọi là đất nhiễm phèn là loại đất chứa nhiều gốc sunfat và có độ pH thấp. Khác với những loại đất trong nhà kính trồng rau, các vùng hay xuất hiện đất phèn là đồng bằng, ven biển hoặc những nơi có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.
Mỗi cây có thể sinh trưởng tốt trong một độ pH nhất định. Các loại cây chịu phèn sẽ sinh trưởng tốt trong đất có độ pH từ 5,0 – 7,0 là lý tưởng. Tuy nhiên, muốn trồng cây trên đất có nhiễm phèn thì trước tiên phải có biện pháp cải tạo đất thích hợp. Biện pháp phổ biến nhất hiện nay vẫn là bón vôi và phân cho đất.
Cách nhận biết đất bị nhiễm phèn
Đất khi bị nhiễm phèn thường có một số đặc điểm dễ nhận biết sau:
- Khi quan sát bằng mắt thường thì thấy đất có hiện tượng nứt nẻ và cứng
- Đất có độ phì nhiêu thấp, nghèo đạm và mụn nên cây trồng trên đất còi cọc, kém phát triển
- Thành phần cơ giới nặng
- Khi kiểm tra độ pH sẽ thấy độ chua của đất khá cao, pH<4
- Trong đất có các chất độc hại: Al3+, Fe3+, CH4, H2S.
Có thể bạn quan tâm: Báo giá thi công nhà màng, nhà lưới tại Hà Nội
Các loại rau chịu phèn tốt
Hầu hết các loại rau hiện nay đều thích đất hơi chua và độ pH từ 6,0 đến 6,8. Nếu trồng trong độ pH thấp hơn thì cây thường còi cọc và kém phát triển. Dưới đây là một số loại rau có khả năng chịu phèn khá tốt:
Rau muống
Nội dung chính:
Rau muống là loại rau cực kì dễ sống và không hề kén đất trồng. Loại đất thích hợp nhất để trồng rau muống là loại đất có độ pH từ 5.3 – 6.5. Tuy nhiên nếu ở trong khoảng pH thấp hơn thì vẫn có thể trồng rau muống.
Su hào
Su hào cũng là một loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất, cả đất phèn và đất kiềm. Độ pH của đất thích hợp để trồng su hào phải hơi chua đến trung tính (6,0 đến 7,0)
Rau ngót
Rau ngót có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng muốn có năng suất cao, cần chọn đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, không bị úng ngập nhưng không quá khô, độ pH từ 5,5- 7,0.
Rau dền
Rau dền cũng là một loại rau không hề kén đất. Đất trồng rau dền duy trì độ pH trong khoảng 5,5 – 6,5 là thích hợp nhất.
Với những vùng đất bị nhiễm phèn nặng thì hoàn toàn có thể nghiên cứu thêm mô hình trồng rau thủy canh không cần đất. Đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao và rất ít bị phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh.
Có thể bạn quan tâm: Các loại rau chịu ngập úng tốt, trồng được trong mùa mưa
Các loại cây chịu phèn tốt
Cây mía
Có thể trồng mía trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ. Độ pH thích hợp để trồng mía là từ 4-9 độ, thích hợp nhất là 5,5-7,5 độ.
Cây bắp ngô
Bắp ngô có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. Độ pH tốt nhất cho cây phát triển là 5,5 – 7,0.
Cây chè
Cây chè là một trong những loài cây có khả năng chịu được đất phèn rất tốt. Độ pH thích hợp để trồng chè là 4.5-5.5 độ.
Bạch đàn
Bạch đàn là loại cây không quá kén đất, có thể trồng để cải thiện đất phèn rất tốt. Độ pH thích hợp để trồng cây bạch đàn từ 4,5-6,5 độ.
Lúa kháng phèn hoặc chống chịu phèn
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu và cho ra những giống lúa có khả năng chống phèn mặn cực mạnh. Trồng trên đất phèn, mặn và trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của mùa nắng hạn, nhưng các giống lúa nói trên đã cho thấy nhiều tính năng vượt trội, nhất là năng suất cao, cứng cây chống đổ ngã.
Thanh long
Thanh Long do đặc tính sinh trưởng thì độ pH đất thích hợp nhất đối với cây Thanh Long là từ 4,0 – 6,0.
Chôm chôm
Chôm chôm có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa thoát nước tốt, đất thịt pha cát, đất đỏ bazan, tầng canh tác dày, thoát nước tốt và có độ pH từ 4,5 – 6,5
Cây dứa
Về độ pH, cây dứa nói chung thích hợp với đất chua, độ pH từ 4.5 đến 5.5, kể cả trên đất phèn có pH bằng hoặc dưới 4 dứa vẫn sống tốt.
Cây ổi
Ổi là loại cây rất dễ trồng, có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất, độ pH thích hợp khá rộng, từ 4,5 – 8,0 (Thích hợp nhất ở pH 5,0 – 6,5).
Cây dừa
Cây dừa có thể chịu được đất với độ pH từ 5 đến 8. Tuy nhiên pH đất thích hợp nhất từ 5,5-7. Vùng bị khô hạn hay ngập úng không thích hợp cho cây dừa. Vùng mặn dừa có trái nhỏ.
Tìm hiểu thêm: Các loại rau chịu hạn tốt và kinh nghiệm trồng
Cách cải tạo đất phèn
Đất phèn trồng cây gì thì phải phụ thuộc vào sự cải tạo của con người mới có thể canh tác trồng trọt. Sau đây là một số biện pháp cải tạo đất phèn phổ biến:
- Thủy lợi: xây dựng các hệ thống mương tưới tiêu, đê ngăn nước biển tràn. Nhằm tạo điều kiện cho việc tăng pH cho đất, rửa mặn, xổ phèn. Thủy lợi cũng là nguồn cung cấp nước ngọt cho đất nhằm rửa ion natri.
- Bón vôi: Bón vôi có tác động khử chua, khử độc phèn. Ngoài ra việc này còn giúp tăng cường hoạt động của vi sinh vật và quá trình khoáng hoá chất hoà tan hữu cơ trong đất, cải thiện kết cấu của đất. Sau khi bón phân cần tháo nước vào ruộng để rửa và bổ sung chất hữu cơ cho đất.
- Lên luống: lật úp đất thành các luống cao khác nhau. Bề mặt đất được lật lên, gốc mạ úp xuống và phân hủy tạo thành lớp đệm hữu cơ.
- Bón phân: sử dụng các loại phân hữu cơ như phân đạm, phân lân, phân vi lượng để tăng độ phì nhiêu cho đất. Vì đất phèn đã có nhiều gốc sunfat nên cần tránh sử dụng phân có chứa lưu huỳnh như đạm sunfat và phân kali.