Trồng rau sạch tại nhà: rau gì tốt cho tiêu hóa?
Trồng rau sạch tại nhà đang là xu hướng lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay. Rau xanh cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ tốt cho sức khỏe mỗi người.
Đâu là những loại rau gì tốt cho tiêu hóa?? – căn bệnh nhiều người bị mắc hiện nay. Hãy cùng Lisado tìm hiểu các loại rau này trong bài viết dưới đây.
Trong xã hội hiện đại, ngày càng nhiều người mắc bệnh dạ dày do thói quen ăn uống không hợp lý. Cho nên nhiều gia đình thay đổi dần thói quen ăn uống từ nhiều thịt sang nhiều rau quả sạch. Vì thế, trồng rau sạch tại nhà với các loại rau tốt cho người mắc bệnh đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Những loại rau gì tốt cho tiêu hóa??
Bắp cải
Nội dung chính:
Rau bắp cải được trồng nhiều vào mùa thu đông khi tiết trời se lạnh. Trong bắp cải có chứa vitamin U- một chất chống loét dạ dày. Chất xơ cùng nguồn dinh dưỡng dồi dào trong rau còn là lá chắn vững chắc bảo vệ tốt niêm mạc dạ dày của bạn khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn bất lợi trong đường ruột và các chất gây bào mòn dạ dày.
Rau bắp cải rất dễ trồng. Nếu áp dụng phương pháp trồng rau sạch, bạn cần chuẩn bị đất sạch chuyên dụng để trồng rau, có thể trồng trong thùng xốp bằng hạt giống hoặc cây con (cây con có khả năng sống cao hơn). Từ 30 đến 35 ngày là giai đoạn cải ra lá to, từ 40 đến 45 ngày khi rau cải bắt đầu cuốn nên bón thúc cho cây cải để cây cuốn chặt hơn.
Bạn chú ý sử dụng nước sạch để tưới giữ ẩm cho cây. Khi xuất hiện sâu phá hại cây rau, bạn có thể tự bắt hoặc dùng dung dịch tỏi ớt pha loãng để phun trừ sâu, đảm bảo mang đến sản phẩm rau an toàn cho sức khỏe.
Cần tây
Cần tây là nguồn thực phẩm rất giàu các vitamin A, C, K, axit folic, sắt, canxi, rất tốt cho hệ tiêu hóa cho bệnh nhân bị đau dạ dày. Ăn nhiều rau cần tây sẽ giúp bạn ngăn ngừa các cơn đau dạ dày và chữa lành các vết loét.
Bạn có thể trồng cần tây bằng cách khá đơn giản: Cần tây khi bạn mua về ăn để lại phần gốc, rồi ngâm chúng trong nước trong chậu thủy tinh, đặt nơi có ánh sáng. 2-3 ngày thay nước một lần. Sau khoảng 7 ngày, khi những chiếc lá non bắt đầu nhú lên thì bạn chuyển cây ra thùng xốp có đựng đất sạch chuyên dụng dùng trồng rau.
Rau chân vịt
Rau chân vịt còn hay gọi là rau bina, đây là loại rau được trồng phổ biển theo phương pháp thủy canh. Sau khi ươm hạt giống cho đến khi xuất hiện từ 4 đến 5 lá thật, cây rau chân vịt ra rễ thì các bạn chuyển rau vào rọ nhựa thủy canh, và đưa lên giàn trồng.
Lưu ý khi pha dung dịch thủy canh cho loại rau này thì độ pH từ 6 đến 8, chúng cần nhiều nguyên tố N và K trong các nguyên tố đa lượng. Bạn nên sử dụng bút đo pH và bút đo ppm để kiểm tra dung dịch thủy canh. Rau chân vịt rất ưa chuộng bóng mát và nhiệt độ từ 18 đến 20 độ C nên bạn có thể trồng xen chúng với một số cây tán lá rộng hơn.
Loại rau này có chứa hàm lượng lớn cellulose. Nếu hấp thụ đầy đủ cellulose thì sẽ thúc đẩy nhu động đường ruột, dạ dày cũng được bảo vệ tốt hơn. Rau chân vịt tác động tốt đến hệ bài tiết của tuyến tụy và cải thiện tiêu hóa.
Người mắc bệnh dạ dày nên ăn các loại rau trên, tốt nhất nên trồng tại nhà để đảm bảo chất lượng rau sạch, an toàn cho sức khỏe của mình. Hy vọng với những gợi ý trên, Lisado đã cung cấp những kinh nghiệm trồng rau sạch tại nhà hữu ích cho các gia đình.
Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm, vật tư nông nghiệp, hãy tới với Lisado. Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, Lisado cung cấp vật tư nông nghiệp chính hãng cùng các dịch vụ thi công nhà kính trồng rau, nhà màng, nhà lưới nông nghiệp trọn gói với việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất đem lại nhiều giá trị quan trọng đối với bà con nông dân.
Tham khảo thêm các mẫu giàn thủy canh lắp ghép tại nhà
[ux_products cat=”113″]
Xem thêm ích lợi khác của rau thủy canh:
- Cách trồng rau sạch tại nhà với các loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường
- Sử dụng rau sạch thủy canh phòng tránh ngộ độc thực phẩm