Hướng dẫn tự thiết kế giàn sắt trồng cây leo tại nhà
Nếu bạn đang quan tâm tới các loại cây trồng thân leo thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tham khảo về cách thiết kế giàn sắt trồng cây leo và đặc điểm số loại cây leo được trồng chậu phổ biến nhất nhé!
Cây leo giàn trồng chậu có đặc điểm gì?
Cây trồng dạng giàn leo phần lớn đều là các loài cây sở hữu thân nhỏ và hầu như sẽ không có cành. Vậy nên các loài cây này sẽ không cần tới diện tích quá lớn, và có thể được trồng ngay tại vườn hay trong các chậu cây.
Cây trồng dạng leo được đánh giá là dòng cây sở hữu sức sống vô cùng mạnh mẽ. Giống cây leo này có thể phát triển được cả ở điều kiện ánh sáng mặt trời hay trong bóng râm. Vậy nên mọi người hoàn toàn có thể trồng cây leo ở bất kỳ nơi nào.
Ngoài ra cây thân leo cũng không tốn công chăm sóc nhiều. Mọi người chỉ cần tưới nước mỗi ngày và cắt tỉa theo kỳ là được. Cây dạng leo phù hợp với đối tượng người hay bận rộn nhưng vẫn muốn sở hữu không gian xanh trong nhà.
Về thẩm mỹ, cây thân leo giúp mang tới không gian xanh mát và giúp cho không gian sống của bạn tràn đầy sức sống. Ngoài ra cây thân leo còn giúp thanh lọc không khí và hạn chế tiếng ồn.
Hướng dẫn cách làm giàn sắt trồng cây leo
Yêu cầu của nhất của giàn sắt trồng cây leo đó là cần phải được cố định chắc, các khớp nối cần được kết nối chặt chẽ, vững tráng để không bị tình trạng xô vẹo. Ngoài sử dụng sắt thì mọi người cũng có thể tận dụng các loại vật liệu khác để làm giàn trồng cây leo. Nhưng vẫn nên ưu tiên loại vật liệu bền, chắc chắn và dễ lắp, dễ tháo.
Những bộ giàn này phải được sử dụng từ ống sắt rỗng ruột và c sơn chống han rỉ đang được lựa chọn rất nhiều. Ngoài ra thì lưới giàn dây leo cũng rất hợp nếu mọi người có ý định trồng su su, mướp, nho leo…
Nếu mọi người muốn tự mình thiết kế 1 giàn sắt trồng cây leo tại sân thượng hay trong vườn nhà mình thì có thể thiết kế giàn kiểu chữ A, giàn đứng hay giàn nghiêng vào trong tường.
Để làm giàn sắt trồng cây leo, mọi người cần chuẩn bị các dụng cụ sau đây:
-
Khung sắt làm khung giàn.
-
Lưới cho giàn dây leo.
-
Vật dụng liên kết khung giàn (dây rút, thanh liên kết, khớp xoay…).
Khi đã chuẩn bị đủ các loại dụng cụ bên trên thì mọi người có thể bắt tay vào làm cho giống cây của mình rồi.
Giàn sắt trồng cây leo dáng chữ A
Nội dung chính:
-
Bước 1: Cố định thanh sắt thành hình chữ A và kết nối đỉnh của các “chữ A” lại thành 1 khung giàn sao cho phần khung cây có thể trụ vững trên đất.
-
Bước 2: Choàng kín khung sắt chữ A bằng lưới. Lưới phủ phải được kéo căng và cố định cùng khung giàn bằng dụng cụ dây rút.
Giàn sắt trồng cây leo dáng đứng
-
Bước 1: Dựng các thanh sắt với nhau thành đường song song sao cho tạo thành những ô với từng cạnh dài từ 40 tới 50cm. Tiếp tới thì dùng dụng cụ giúp liên kết cố định bộ khung vừa dựng lại.
-
Bước 2: Dùng lưới choàng lên nóc bộ khung để tạo ra điều kiện không gian cho dây leo có thể bám vào. Sử dụng dây rút cố định phần lưới vào cạnh của bộ khung.
Giàn trồng cây thân leo nghiêng vào tường
Cách làm giàn sắt trồng cây leo kiểu này rất đơn giản, mọi người chỉ cần lắp đặt 1 khung giàn theo bàn cờ bằng việc dùng các thanh sắt, sau đấy cố định khung bằng chất liệu liên kết.Sau đấy mọi người dựa khung giàn này lên vách tường rồi cố định chắc phần đế là được.
Lời kết
Bài viết trên đây LISADO Việt Nam đã cung cấp tới cho quý bạn đọc các thông tin cần thiết liên quan tới các phương pháp thiết kế giàn sắt trồng cây leo và đặc điểm của loại cây leo giàn này. Mọi người hoàn toàn có thể tận dụng ban công,sân vườn để trồng cây leo, không những mang đến tác dụng thẩm mỹ mà còn giúp cho không gian sống xanh và gần gũi hơn với thiên nhiên.