Chi phí làm nhà kính trồng rau như thế nào?
Nhà kính trồng rau là một trong những ứng dụng của nông nghiệp công nghệ cao hiện đang phổ biến hiện nay. Đây là mô hình đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân và cả môi trường sống, tuy nhiên không phải ai cũng biết được chi phí làm nhà kính trồng rau này hết bao nhiêu, cách làm nhà kính như thế nào…Mời bạn đọc tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của Lisado.
Nhà kính là gì? Một số loại nhà kính phổ biến của Lisado
Nội dung chính:
Nhà kính là công trình có kết cấu gồm hệ thống cột kèo kim loại cùng mái làm bằng kính hoặc những vật liệu tương tự dùng để trồng rau quả, nông sản…nhằm bảo vệ rau khỏi các tác nhân thời tiết và sinh vật.
Hiện nay trên Lisado đang thi công và thiết kế chủ yếu 3 loại nhà kính sau:
Thông số kỹ thuật
- Cột trụ D60 dày 1.4 mm
- Khẩu độ: tùy yêu cầu
- Chiều cao tính từ đỉnh nóc: 5m đến 6m
- Cửa khung thép bọc lưới.
- Nhà kính được phủ màng Polyethylene Ginegar có độ dày 150 µm
- Trụ cột được đúc bê tông chắc chắn
Thông số kỹ thuật
- Cột trụ D76 dày 1.8 mm, thanh giằng sử dụng thép chịu lực cường độ cao.
- Khẩu độ: tùy yêu cầu.
- Chiều cao đến máng xối: 4 – 4,5 mét.
- Chiều cao tính từ đỉnh nóc: 6 – 6,5 mét.
- Trụ được đúc bê tông chắc chắn.
- Phần mái hở cố định được che phủ bởi lưới chắn côn trùng 32 mesh.
- Cửa lưới.
- Nhà kính được phủ màng film Polyethylene Ginegar có độ dày 150 µm.
- Vách hông được bố trí màng và lưới đan xen, tại khoảng không cho thông khí lưu thông trong ngoài nhà màng.
Thông số kỹ thuật
- Cột trụ D76 dày 1.8 mm, thanh giằng sử dụng thép chịu lực cường độ cao.
- Khẩu độ: tùy yêu cầu.
- Chiều cao đến máng xối: 4 – 4,5 mét.
- Chiều cao tính từ đỉnh nóc: 6 – 6,5 mét.
- Trụ được đúc bê tông chắc chắn.
- Phần mái hở cố định được che phủ bởi lưới chắn côn trùng 32 mesh.
- Nhà kính được phủ màng film Polyethylene Ginegar có độ dày 150 µm.
- Vách hông được bố trí màng và lưới đan xen, tại khoảng không cho thông khí lưu thông trong ngoài nhà màng.
Những cây trồng thích hợp trong nhà kính thủy canh
Nhà kính thủy canh là mô hình trồng vô cùng hiện đại, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến hiện nay để nuôi trồng. Có thể nói nhà kính có thể cung cấp đầy đủ các yếu tố cho quá trình sinh trưởng của cây chính vì thế lựa chọn cây trồng trong nhà kính cũng vô cùng đa dạng.
Dưới đây là một số cây trồng thích hợp dùng để trồng thủy canh trong nhà kính:
Rau xanh
Trong thực tế, bất kỳ loại rau nào bạn thích ăn đều sẽ có thể phát triển tốt trong một nhà kính thủy canh. Tuy nhiên rau diếp, rau cải, rau bina và bắp cải…là những loại rau được lựa chọn trồng thủy canh nhiều nhất trong nhà kính.
Cây leo
Các loại cây leo như cà chua, dưa chuột, dưa lưới và đậu Hà Lan cũng phát triển tốt trong điều kiện thủy canh, miễn là chúng nhận được nhiều sự hỗ trợ. Để hỗ trợ cho chúng, hãy quấn chúng xung quanh một sợi dây được buộc theo chiều dọc khi chúng phát triển. Ớt cũng sẽ phát triển tốt trong một nhà kính thủy canh.
Cây ăn củ
Các loại cây ăn củ có thể phát triển tốt trong một nhà kính thủy canh, và chúng có xu hướng phát triển tốt nhất trong một dụng cụ chứa lớn có các khe, rãnh sâu cho rễ cây có không gian để phát triển. Đối với cây trồng lớn hơn như khoai tây; các khe, rãnh phải sâu 8 inch, trong khi đối với loại cây nhỏ hơn như cà rốt, độ sâu 3 inch có thể là đủ.
Cây ăn quả
Các loại cây ăn quả nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ hơn thường phát triển tốt trong hệ thống thủy canh. Một cây trồng có thể được bắt đầu bằng phương pháp thủy canh, sau đó được chuyển vào trồng trong đất khi nó phát triển đến mức cao hơn thùng chứa. Dâu tây, mâm xôi hay đu đủ cỡ nhỏ là những loại cây ăn quả trồng thủy canh nhiều.
Các loại rau gia vị
Húng quế đặc biệt phát triển tốt với phương pháp thuỷ canh, và hệ thống này có thể làm tăng đáng kể hương vị của nó. Hẹ cũng đặc biệt phát triển tốt trong môi trường thủy canh và có thể được trồng với mật độ khá dày. Bạc hà cũng sẽ phát triển tốt trong một nhà kính thủy canh. Nhiều loại thảo mộc khác cũng có thể được trồng bằng phương pháp thủy canh, bao gồm oregano (kinh giới dại), hương thảo, cải xoong, thì là, mùi tây và kinh giới ngọt…
Xem thêm: Nhà lưới trồng Lan Hồ Điệp uy tín nhất Việt Nam
Cách làm nhà kính trồng dưa lưới đơn giản
Dưới đây là các bước làm nhà kính trồng dưa lưới khá đơn giản mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị vật tư
Những vật tư cần thiết để làm nhà kính trồng rau bao gồm:
- Khung thép mạ kẽm hoặc thép không gỉ.
- Máng xối nước.
- Màng phủ nông nghiệp chắn bức xạ mặt trời, mưa gió, bạn có thể lựa chọn nhiều loại như Plastic Việt Nam, Plastic 5 lớp Ginegar – Israel hoặc tấm Polycarbonate, kính,…
- Hệ thống van cấp nước, ống dẫn nước.
- Hệ thống tưới nước nhỏ giọt, hệ thống tưới phun sương.
- Hệ thống làm mát (quạt điện, tường nước, quạt đối lưu, cảm biến khí hậu,…).
- Hệ thống chiếu sáng (bóng đèn dùng cho canh tác ban đêm).
- Hệ thống giá, kệ trồng dưa lưới (phục vụ cho việc ươm mầm dưa lưới hoặc trồng thủy canh).
Bước 2: Thiết kế nhà kính trồng dưa lưới
Việc đầu tiên chính là cần phải tính toán được diện tích đất được dùng để dựng nhà kính. Với những trang trại lớn, bạn cần phải chia luống rõ ràng để thiết kế các cột chống nhà kính tránh đụng phải luống.
Hệ thống tưới nước nhỏ giọt, mương thoát nước, đường ống dẫn nước cần phải được tính toán trong bản vẽ để khi thi công không bị thiếu sót.
Nhà kính có nhiều loại mái như mái hình vòm, chữ A, mái đóng, mở cố định hoặc tự động,… Vì vậy bạn nên đánh giá khí hậu nơi bạn sống và hỏi ý kiến của các kỹ sư nông nghiệp để lựa chọn thiết kế, vật liệu và vật tư phù hợp.
Bước 3: Tiến hành dựng nhà kính
Bắt đầu dựng các vòm nhà kính theo bản vẽ kỹ thuật, móng chôn sâu khoảng 60 – 100cm tùy theo đất cứng hay mềm.
Sau đó lắp các đường ống nối dọc gần mái, ống ngang và ống chéo 2 bên hông để tăng thêm phần chắc chắn cho nhà kính trước những tác động của thời tiết.
Phần mái cần được lắp đặt máng xối thoát nước, được đặt giữa các mái vòm để thoát nước ra khỏi mái và dễ làm vệ sinh cho mái. Tất cả các đầu nối đều cần được liên kết bolt, ốc vít chắc chắn với nhau để tạo khung vững chắc cho nhà kính.
Cuối cùng tiến hành dựng khung cửa cho cả 2 đầu của nhà kính, bạn có thể dùng cửa trượt hoặc cửa đóng mở tùy vào diện tích.
Bước 4: Phủ bên ngoài nhà kính
Cách làm nhà kính trồng dưa lưới sẽ được phủ bằng lớp màng Plastic, được cố định ở các góc và liên kết chặt chẽ với khung nhà kính, có thể lớp màn không có đủ độ rộng, bạn phải may lại hoặc nối để tiết kiệm chi phí.
Phải chú ý đến độ căng của lớp màng Plastic trước những thay đổi của thời tiết như nắng, mưa, gió to, dễ dẫn đến việc lớp phủ bên ngoài bị nhàu và nhăn nheo lại. Bước này đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật khá cao do đó cần sử dụng các thợ lành nghề để xử lý tốt nhất.
Bước 5: Lắp đặt các hệ thống khác và hoàn thiện
Sau khi hoàn tất các công đoạn dựng nhà kính và phủ lớp màng Plastic, bạn tiến hành lắp đặt các đường ống dẫn nước, van cấp nước, máng thoát nước, hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống tưới phun sương, sau đó mới đến lắp đặt hệ thống làm mát và hệ thống chiếu sáng cho nhà kính.
Cây dưa lưới là loại cây leo, vì vậy mà bạn có thể thiết kế giàn leo đơn giản bằng những sợi dây nilon giăng ngang hoặc thẳng từ mái xuống.
Trên đây là một số bước cơ bản trong việc làm nhà kính trồng dưa lưới, về cơ bản việc thiết kế và thi công nhà kính sẽ có những bước như vậy tuy nhiên tùy vào loại cây trồng mà chúng ta thiết kế hệ thống hỗ trợ sao cho phù hợp nhất.
Ưu điểm của trồng rau trong nhà kính
Việc trồng rau trong nhà kính hiện đang là phương án được lựa chọn rất nhiều cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.
Ưu điểm lớn nhất của việc này chính là tạo điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất và chất lượng tốt nhất mà không chịu sự tác động của bất kỳ yếu tố nào từ bên ngoài.
Nhà kính có thể giúp bà con thâm canh, tăng vụ giúp tăng năng suất cây trồng, đem lại giá trị kinh tế cao cải thiện đời sống nông dân. Đặc biệt mô hình này giúp kiểm soát côn trùng, sâu bệnh gây hại cho cây trồng đồng thời giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc, giảm chi phí thuê nhân công.
Có thể bạn quan tâm: Lưới che nắng là gì? Các loại lưới che nắng cây trồng
Chi phí làm nhà kính trồng rau như thế nào?
Có thể nói chi phí làm nhà kính trồng rau chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố từ giá cả vật liệu, chi phí nhân công thậm chí cả những khoản thuê đất đai… Do đó việc định giá chính xác chi phí làm nhà kính trồng rau là điều rất khó.
Về chi phí vật liệu
Bao gồm chi phí màng nhà kính, nẹp ziczac và vật liệu làm giàn.
Giá màng nhà kính Ginegar, Politiv dày 5 lớp nhập khẩu chính hãng Israel. Đa dạng các loại khổ màng từ 2 mét đến 12 mét, phù hợp mọi khung nhà màng, nhà kính nằm trong khoảng 16.000 – 18.000đ/m2 tùy thuộc vào số lượng màng.
Đối với nẹp ziczac, công trình lớn sẽ có giá 10.000 – 12.000đ/m2 trong khi đó giá bán lẻ sẽ dao động từ 14.000đ/m2 và 28.000đ/mét dài.
Với vật liệu làm giàn phải kể đến như tấm lưới thép, thép cuộn, cột trụ. Giá các vật liệu này sẽ còn tùy thuộc nhiều vào kích thước và độ dày của thép. Ví dụ như, thép cuộn 3ly khổ 1m x 20m sẽ có giá từ 1.400.000 – 1.600.000đ/cuộn, loại 4ly sẽ có giá từ 1.700.000 – 1.900.000đ/cuộn.
Chi phí nhân công
Thông thường người ta sẽ thuê thầu trọn gói cả công trình thay vì thuê nhân công riêng lẻ. Và giá thầu sẽ được tính dựa trên mét vuông tùy vào mức giá chung của từng vùng.
Ngoài ra còn một chi phí khác như chi phí lắp đặt hệ thống ánh sáng, tưới tiêu, thông gió, chi phí giống..
Với diện tích nhà kính khoảng 1000m2 thì chi phí thi công và lắp đặt nhà kính không dưới 1 tỷ đồng.
Lisado hiện đang cung cấp dịch vụ thi công thiết kế nhà kính trọn gói, lưới cắt nắng với giá rẻ nhất thị trường hiện nay. Với gần 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sạch Lisado cam kết đem đến cho khách hàng những dịch vụ với chất lượng tốt nhất, đảm bảo làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.
Liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline 0985.668.794 để được tư vấn cụ thể hơn.
Đọc thêm: Vật liệu làm nhà kính trồng rau rẻ nhất, chất lượng nhất