Cách trồng và chăm sóc vải thiều theo phương pháp tưới phun mưa
Ưu điểm của cách trồng và chăm sóc vải thiều bằng phương pháp tưới phun mưa chính là giúp tiết kiệm đến 30% phân bón, 50% nước, giải phóng sức lao động cho bà con, đồng thời nâng cao năng suất vượt trội.
Thời vụ trồng vải thiều
Nội dung chính:
Vải thiều là giống cây dễ trồng, bạn có thể trồng quanh năm, tuy nhiên có 2 thời điểm phù hợp nhất là:
Vụ xuân: trồng từ tháng 2 – 4 dương lịch, thời gian này khí hậu mát, chuẩn bị đón mưa mùa hạ nên cây sẽ sinh trưởng nhanh.
Vụ thu: trồng từ tháng 8 – 10 dương lịch. Khí hậu mát mẻ, tạo điều kiện cây phát triển.
Trồng vải thiều, người dân phải nghiên cứu và chọn thật kỹ giống, đảm bảo giống vải ngon, cây giống cần khỏe mạnh. Thông thường vải được nhân giống bằng cách chiết hoặc ươm hạt thành cây con. Cây vải giống cao khoảng 60 – 80cm, thân cứng cáp, lá xanh, không bị sâu bệnh hại. Đào hố trồng vải thông thường kích thước hố: dài x rộng x sâu là: 0,8cm x 0,80m x 0,6cm, vùng đồi đất xấu cần đào hố to hơn, kích thước tương ứng là: 1m x 1m x 0,8m.
Khoảng cách trồng vải thiều theo phương pháp tưới phun mưa
Khoảng cách cây: Mật độ, khoảng cách trồng vải thiều sẽ tùy thuộc vào khí hậu, thời tiết, độ màu mỡ của đất đai. Thường thì khoảng cách giữa các cây vải thiều thường cách nhau 5 – 6m, trường hợp trồng dày có thể cách 4m, trồng thưa thì cách nhau 7 – 8m. Người trồng cần tính toán và xem đặc tính của cây giống tán rộng hay không để trồng với khoảng cách phù hợp, tránh trồng thưa quá gây lãng phí đất hoặc tránh trồng dày quá lại ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Khoảng cách lối đi: Lối đi giữa các hàng vải thiều dao động 4 – 5m, lối đi cần rộng rãi để tán cây lan ra, tránh chen chúc nhau. Hơn nữa khoảng cách rộng rãi giúp việc bón phân, tưới tiêu, làm cỏ, đặc biệt là thời điểm thu hoạch vải thiều sẽ thuận lợi và dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Khoảng cách bố trí hệ thống tưới phun mưa: Với cây vải thiều, người trồng có thể lựa chọn phun mưa trùm tán hoặc phun mưa dưới tán đều được. Với phun mưa trùm tán, béc tưới sẽ được gắn ở đỉnh ngọn cây và phun mưa xuống, còn với phun mưa dưới tán thì béc tưới gắn ngay gần gốc cây. Sẽ tùy nhu cầu mà chủ vườn lựa chọn béc tưới 2 – 4 – 6 – 8 tia hoặc béc xoay 90 độ, 180 độ, 360 độ; bán kính tưới 1m, 2m, 3m, 4m…
Độ ẩm và lưu lượng nước tưới vải thiều theo giai đoạn
Lúc cây con: Giai đoạn mới trồng vải xong, bạn cần tiến hành tưới nước liên tục và thường xuyên để cây hồi và ra rễ khỏe hơn. Trung bình 1 ngày cần tưới ít nhất 2 lần sáng – chiều tối. Sau khoảng 1 tuần trồng thì duy trì tưới 1 tuần/lần, đảm bảo độ ẩm đất luôn dao động từ 55 – 65%.
Lúc cây trưởng thành: Khi cây vải thiều trưởng thành, bạn tiếp tục duy trì tưới nước, khoảng 10 ngày/lần, độ ẩm đất khoảng 50 – 55%.Khi cây vải thiều ra hoa cần ngừng hẳn tưới nước, giữ cho vườn cây ở mức khô hạn cục bộ từ 10-15 ngày mới tưới đẫm nước liên tục 2-3 ngày rồi dứt hẳn để kích thích cho hoa nở đồng loạt, tập trung.
Đặc biệt trong thời kỳ cây vải ra hoa nên tiến hành dùng rơm rạ, cỏ khô tủ gốc giữ ẩm thường xuyên cho vườn cây. Nếu để vườn khô, cây thiếu nước, hoa sẽ rụng nhiều. Ngược lại tưới quá nhiều, độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao làm cho các mô non ở cuống và hoa trương lên đột ngột cũng rụng nhiều.
Lúc sắp thu hoạch: Trước thu hoạch khoảng 10 ngày, bạn nên dừng tưới nước cho cây, điều này sẽ giúp quả vải thiều được ngọt lịm, tăng chất lượng vải hơn.
Ưu điểm của tưới phun mưa cho vải thiều
Phương pháp tưới phun mưa cho vải thiều mang đến rất nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp tưới truyền thống trước đây:
Tiết kiệm sức lao động: Đây chắc chắn là điều không có gì bàn cãi. Với diện tích vài hecta trồng vải, để tưới tiêu không phải là điều đơn giản. Nhiều chủ trồng phải tiến hành thuê nhân công hoặc mất mấy ngày trời mới có thể tưới xong rất vất vả. Giờ đây với hệ thống tưới phun mưa, người trồng chỉ cần sử dụng hệ thống điều khiển trung tâm là có thể ngay lập tức tưới nước cho toàn bộ diện tích vải thiều chỉ trong tích tắc.
Tiết kiệm nước, phân bón: Phương pháp tưới phun mưa, nước tưới sẽ sẽ dạng hạt mưa nhỏ li ti, làm mát không khí, khi chảy xuống thẩm thấu sâu vào đất, không rửa trôi phân bón nhờ vậy có thể tiết kiệm đến 50% lượng nước và 30% phân bón.
Tăng năng suất: Cây vải thiều được cung cấp nước đầy đủ, lượng nước phù hợp với nhu cầu từng giai đoạn từ lúc cây con đến khi trưởng thành nên cho ra nhiều hoa, nhiều quả, quả to nên năng suất thu hoạch sẽ tăng cao đáng kể.
Thời gian thu hoạch vải thiều
Trước thu hoạch vải thiều 15 ngày, người trồng cần dừng phun thuốc bảo vệ thực vật để tránh gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Vải thiều chín lớp vỏ bên ngoài có màu xanh pha hồng đậm, khi ăn có mùi thơm và vị ngọt lịm – đây là thời điểm bạn nên thu hoạch.
Thời điểm thu hoạch vải thiều tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thu vào ngày mưa dễ thối quả hoặc thu vào lúc nắng thì sẽ làm tăng nhiệt trong quả, dẫn đến mất nước, ảnh hưởng chất lượng và hương vị. Nên lấy dao hoặc kéo sắc để cắt chùm vải, cắt xong để vải thiều trong sọt, không để quá đầy sẽ dễ làm gãy, nát, che phủ vải hoặc giấy lên trên để tránh ánh nắng mặt trời tiếp xúc vào. Nếu được đem đi tiêu thụ luôn là tốt nhất. Tuyệt đối không để vải thiều tiếp xúc với đất qua đêm, như vậy khiến vải mau hư hỏng.
Trên đây bài viết đã chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc vải thiều bằng phương pháp tưới phun mưa để quý vị tham khảo. Nếu cần hỗ trợ tư vấn lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho diện tích trồng cây ăn quả, bạn vui lòng liên hệ đến Lisado để được hỗ trợ tận tình nhất.
Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc nhãn theo phương pháp tưới phun mưa