Cách trồng và chăm sóc cây đào ăn quả theo phương pháp tưới phun mưa
Cách trồng và chăm sóc cây đào ăn quả bằng phương pháp tưới phun mưa không còn quá xa lạ đối với các hộ nông dân Việt Nam. Phương pháp tưới phun mưa ghi điểm bởi tính năng vượt trội, giúp giải phóng sức lao động, tiết kiệm thời gian tưới và góp phần tăng năng suất thu hoạch đào.
Thời vụ trồng cây đào ăn quả
Nội dung chính:
Thực tế thì không phải vùng nào cũng trồng được đào, đào là loại cây ôn đới, ưa khí hậu mát mẻ nên thường được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc ở Việt Nam, có mùa đông lạnh, mùa hè tương đối mát mẻ, đặc biệt ở trên núi cao. Thời vụ trồng đào phù hợp nhất là vào vụ Xuân, kéo dài từ tháng 1 – 3 dương lịch. Thời tiết mát mẻ, có mưa phùn ẩm ướt tạo điều kiện cho đào phát triển khỏe mạnh.
Cây đào có thể trồng bằng hạt hoặc bằng phương pháp chiết cành. Để tiết kiệm thời gian ươm giống, chiết cành thì hầu hết các hộ nông dân nên đến các cửa hàng cây giống đặt mua sẵn cây về trồng. Đất trồng đào nên được cày xới sâu 20 -30cm để đất được tơi xốp và hạn chế cỏ dại. Hố trồng đào kích thước dài, rộng, sâu khoảng 60 -70cm, có như vậy khi cho cây đào con vào, lấp đất thì cây mới trụ vững, bộ rễ đào ăn sâu đất, hạn chế đổ gãy, bật gốc trong những ngày thời tiết mưa bão, gió mùa khắc nghiệt.
Khoảng cách trồng cây đào ăn quả theo phương pháp tưới phun mưa
Khoảng cách luống, lối đi: Tùy vào từng nơi mà có nơi trồng đào theo luống, có nơi lại không, cứ trồng trên mặt phẳng. Trong trường hợp trồng theo luống thì mặt luống cần rộng từ 1.5 – 2m, độ cao từ 20 -30cm đủ để có thể thoát nước tốt trong mùa mưa. Khoảng cách giữa các luống hay khoảng cách lối đi cách nhau 2 – 2.5m rất rộng rãi. Các hộ trồng có thể điều chỉnh khoảng cách phù hợp với diện tích và nhu cầu mình đang có.
Khoảng cách cây: Khoảng cách giữa các cây đào dao động từ 2.5 – 3m là hợp lý. Khoảng cách này vừa đủ để các cây phát triển tán lá rộng mà không chen chúc nhau, đồng thời tránh lãng phí đất đai (nếu trồng quá thưa và không cần thiết).
Khoảng cách bố trí hệ thống tưới phun mưa: Với hệ thống tưới phun mưa, tùy vào nhu cầu gia chủ mà sẽ lựa chọn béc phun mưa phù hợp nhất. Chẳng hạn bạn có thể dùng béc tưới xoay 90, 180 hoặc 360 độ; chọn bán kính tưới từ 1 , 2, 3, 4 m tùy ý; lưu lượng nước điều chỉnh theo nhu cầu, giai đoạn phát triển của cây hoặc điều kiện khí hậu. Thường thì béc tưới sẽ đặt ở dưới mỗi gốc cây đào, giúp cây có đủ nước để sinh trưởng và phát triển tươi tốt.
Độ ẩm và lưu lượng nước tưới cho cây đào ăn quả theo giai đoạn
Lúc cây con: Cây đào giống mới trồng cần được tưới nước đều đặn 2 lần/ngày trong tuần đầu tiên. Sang tuần thứ 2 thì có thể chỉ cần tưới 1 lần. Thời gian sau đó trung bình cứ 3 – 4 ngày bạn nên tưới cho đào một lần. Tùy vào điều kiện khí hậu mưa hoặc nắng nóng thì bạn điều chỉnh số lượng tưới/tuần sao cho phù hợp nhất.
Lúc cây trưởng thành: Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, đậu quả thì bạn cần cung cấp đủ nước cho cây. Bởi thiếu nước tưới sẽ khiến khả năng quang hợp của cây giảm 40%, lá hoa bị héo, đậu quả kém. Trung bình giai đoạn này cứ 2 – 3 ngày bạn cần tưới đào 1 lần, duy trì độ ẩm trong đất từ 60 -70%.
Ngoài việc tưới nước thì trong giai đoạn này bạn cần đặc biệt chú ý đến bón phân cho cây, thường xuyên làm cỏ, vun xới. Đào là cây cần đốn tỉa nhất, nếu không đốn thì cây đào chóng già cỗi, không ra quả được rồi chết. Đào thường chỉ ra hoa trên cành ra vụ trước, vì vậy chú ý làm cho cây ra nhiều cành trước, năm sau mới có nhiều hoa.
Lúc sắp thu hoạch: Thời điểm sắp thu hoạch, bạn có thể duy trì 5 – 7 ngày tưới nước cho đào/lần, độ ẩm đất từ 50 – 60% là ổn.
Ưu điểm của tưới phun mưa cho cây đào ăn quả
Trồng và chăm sóc đào bằng phương pháp tưới phun mưa được đánh giá rất cao bởi bà con nông dân, có lẽ bởi vậy mà càng nhiều hộ dân áp dụng mô hình tưới tiêu này vào diện tích trồng đào nói riêng và diện tích trồng cây ăn quả nhà mình nói chung. Sau đây là một số ưu điểm nổi trội của hệ thống tưới phun mưa:
Tiết kiệm nước: Với phương pháp tưới nước phun mưa, nước phun ra dưới dạng hạt mưa nhỏ li ti rất mịn, tia phun thường ngắn, nước phun ra có tác dụng điều hòa, làm ẩm không khí, hạn chế bốc hơi nước. Hơn nữa bán kính phun người nông dân có thể tự điều chỉnh phù hợp nhất, có thể áp dụng cho nhiều loại cây ăn trái, không chỉ riêng đào. Lưu lượng nước phun mữa mỗi lần rất ít, giúp tiết kiệm nguồn nước hiệu quả. Với các vùng đất hay khô hạn thì đây là hệ thống tưới giúp khắc phục tình trạng trên.
Tiết kiệm thời gian, công sức: Giờ đây bà con không mất cả mấy tiếng hoặc mấy ngày để tưới diện tích trồng đào quy mô lớn nữa. Quá trình tưới nước được tự động hóa qua hệ thống điều khiển, nhờ vậy chỉ cần thực hiện vài thao tác nhỏ như đặt lưu lượng nước, thời gian tưới.., là diện tích đào đã được tưới nhanh chóng, đỡ tốn thời gian, sức lao động của người trồng.
Phù hợp với nhiều địa hình: Bạn có thể lắp đặt hệ thống tưới phun mưa ở bất kể địa hình nào, từ đồng bằng đến đồi núi dốc.
Tăng năng suất: Dĩ nhiên khi cây đào được cung cấp nước thường xuyên và đầy đủ thì sẽ tươi tốt và phát triển nhanh, cho nhiều hoa quả, từ đó gia tăng sản lượng, gia tăng lợi nhuận cho bà con nông dân.
Thực tế có nhiều người ngần ngại về chi phí đầu tư, lắp đặt hệ thống tưới ban đầu khá đắt đỏ, tuy nhiên theo rất nhiều hộ nông dân đã từng áp dụng thì họ cho biết chỉ khoảng 2 – 3 năm là có thể hòa vốn, trong khi các thiết bị tưới tuổi thọ sử dụng lâu bền lên tới hơn chục năm.
Thời gian thu hoạch đào
Khi thấy quả đào xuất hiện màu hồng, đỏ, quả có mùi thơm, vẫn có độ cứng nhất định, không mềm quá thì nên thu hoạch. Đào thu hoạch đúng thời điểm ăn có độ giòn, ngon. Trong quá trình thu hái, bạn cần hết sức nhẹ nhàng để tránh làm xây xước và dập nát quả.
Để được tư vấn lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho vườn cây ăn trái, bạn vui lòng liên hệ tới Lisado để được hỗ trợ.
Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây lựu theo phương pháp tưới nhỏ giọt