Cách trồng và chăm sóc khoai tây theo phương pháp tưới nhỏ giọt
Với những bà con muốn tăng năng suất thu hoạch khoai tây, giảm thời gian và sức lao động trong quá trình chăm sóc thì có thể áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt hiện đại cho loại cây này. Cùng Lisado tìm hiểu cách trồng và chăm sóc khoai tây theo phương pháp tưới nhỏ giọt.
Thời vụ trồng khoai tây theo phương pháp tưới nhỏ giọt
Nội dung chính:
Tùy vào đặc điểm thời tiết, khí hậu từng vùng miền mà thời vụ trồng cây khoai tây có sự khác nhau:
Ở vùng đồng bằng Sông Hồng, người dân có thể trồng vào 3 vụ:
Vụ chính: từ giữa tháng 10 – giữa tháng 11 dương lịch, thu hoạch tầm cuối tháng 1 đầu tháng 2 dương lịch năm sau.
Vụ Đông Xuân sớm: Trồng đầu tháng 10 dương lịch, thu hoạch đầu tháng 12 dương lịch.
Vụ Xuân: Trồng muộn hơn, trồng từ cuối tháng 12 dương lịch, thu hoạch vào đầu tháng 3 năm sau.
Ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Đông Bắc:
Với các vùng núi cao dưới 1000m, người dân có thể trồng 2 vụ: Vụ xuân (trồng cuối tháng 12, thu hoạch cuối tháng 3) và vụ Đông (trồng tháng 10, thu hoạch tháng 1 năm sau).
Với các vùng núi cao trên 1000m thì người dân trồng vào các vụ: Vụ Xuân (trồng tháng 2, thu hoạch vào tháng 5 dương lịch), Vụ Thu Đông (trồng tháng 10, thu hoạch tháng 1 dương lịch).
Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)
Trồng khoai tây vào vụ Đông: thời gian trồng từ đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1
Ở các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên
Với địa hình cao, khí hậu mát mẻ quanh năm, các tỉnh ở Tây Nguyên (đặc biệt là Lâm Đồng) có thể trồng khoai tây quanh năm. Tuy nhiên thời gian trồng tốt và cho năng suất cao nhất vẫn là vụ xuân và đông xuân, trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch năm sau.
Khoảng cách trồng khoai tây theo phương pháp tưới nhỏ giọt
Với cây khoai tây, người trồng có thể trồng luôn cả củ (thường là củ nhỏ) hoặc bổ củ ra từng miếng nhỏ (thường là củ to, củ khoai tấy có nhiều mắt mầm, mỗi miếng sau khi cắt phải có ít nhất 1 mắt mầm, phần lát cắt nên được chấm vào với tro để tránh nấm bị thối). Thông thường khoai tây khi được mua về sẽ được ủ ấm với rơm dạ ẩm trong khoảng 10 – 15 ngày, đến khi khoai mọc mầm thì đem đi trồng. Nguyên tắc trồng là phải hướng mầm khoai lên trên, sau đó mới lấp đất, tưới nước… để cây phát triển tốt.
Khoảng cách luống
Tùy từng vùng trồng mà sẽ có khoảng cách luống khác nhau, thường dao động 50 – 60cm.
Khoảng cách cây
Theo các chuyên gia thì trung bình 1 ha trồng khoai tây cần 830 – 1100 củ khoai tây. Lượng khoai có thể nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào tập quán, mật độ trồng của từng vùng.
Với củ khoai tây nhỏ thì trung bình 1m2 đất sẽ trồng tầm 10 củ, củ cách củ khoảng 20cm, còn với củ khoai tây to thì 1m2 đất trồng được 5 – 6 củ, cách nhau 25 – 30cm.
Khoảng cách lối đi
Người trồng nên để lối đi rộng từ 40 – 50cm để thuận tiện hơn trong việc di chuyển, chăm sóc, bón phân, phun thuốc, nhổ cỏ cho khoai tây.
Khoảng cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho khoai tây
Khoảng cách bố trí hệ thống tưới, sử dụng loại dây tưới nhỏ giọt với khoảng cách mắt tưới là bao nhiêu phụ thuộc vào khoảng cách trồng khoai tây. Như đã nêu ở trên, khoảng cách giữa các cây khoai tây trung bình 20 – 30cm, do vậy các mắt tưới cũng phải có khoảng cách này, đảm bảo mỗi cây khoai tây sẽ có một đầu tưới nhỏ giọt cung cấp nước tưới trong suốt quá trình từ khi bắt đầu trồng đến lúc thu hoạch.
Nếu khoảng cách mắt tưới ngắn hoặc dài hơn thì nước không tưới vào đúng gốc khoai, không đảm bảo lượng nước đủ để cây phát triển. Một số dây tưới, ống tưới bạn có thể tham khảo và lắp đặt trên diện tích khoai tây của mình:
Dây nhỏ giọt bù áp Topdrip Ø12mm, k/c 30cm, dày 0,8mm – NDJ (Israel): Giá 6.000đ/m
Độ ẩm và lưu lượng nước tưới theo giai đoạn
Khi trồng khoai tây thì phải tính đến hiệu quả kinh tế cho nên tưới nước lúc nào, tưới bao nhiêu lần, tưới nhẹ hay tưới đẫm không chỉ dựa vào nhu cầu nước của cây trong từng giai đoạn khác nhau mà cần phải dựa vào độ ẩm của đất, tình hình thời tiết, khí hậu…để có quyết định chính xác.
Lúc ươm: Độ ẩm trong đất cần duy trì trên 70% để mầm khoai phát triển tốt nhất.
Lúc cây con: Để đảm bảo được độ ẩm cần thiết thường sau khi cây mọc được khoảng 15 đến 20 ngày, nếu thấy đất thiếu ẩm là tiến hành tưới lần thứ nhất, sau đó khoảng 15-18 ngày lại tưới tiếp lần thứ 2, tưới khoảng 3-4 lần như vậy.
Lúc cây trưởng thành: Trong khoảng thời gian này, cần duy trì độ ẩm trong đất khoảng 80%.
Lúc sắp thu hoạch: Trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần cần ngừng tưới nước. Nếu trời mưa phải tháo nước kịp thời để đất khô ráo tuyệt đối. Có như vậy khi cuốc đất, cày đất để thu hoạch sẽ nhanh và sạch sẽ hơn.
Ưu điểm của tưới nhỏ giọt cho khoai tây
Hiện nay, nhu cầu lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây khoai tây nói riêng và các loại rau màu khác nói chung như: xà lách, ngô, tỏi, hành tây, ớt… ngày càng phổ biến. Sở dĩ phương pháp tưới nhỏ giọt được ưa chuộng như vậy là bởi nó hội tụ nhiều điểm mạnh:
Luôn cung cấp đủ nước cho cây trồng: Với hệ thống tưới nhỏ giọt, tùy vào từng giai đoạn phát triển của khoai tây, người trồng có thể điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp nhất, không thừa, không thiếu, tạo điều kiện cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, nâng cao năng suất cây trồng.
Giảm thiểu sức lao động, chi phí: Thay vì phải mất hàng tiếng hoặc thậm chí cả vài ngày để tưới nước trên diện tích trồng khoai tây quy mô lớn thì giờ đây, khi lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, bạn sẽ không tốn sức lao động nhiều nữa. Mỗi khi cây thiếu nước, việc của bạn chỉ cần cắm máy bơm, điều chỉnh các van xả nước, tính toán thời gian, lưu lượng nước chảy ra ở mỗi đầu ống nhỏ giọt là được. Đối với các hộ dân đang thuê nhân công tưới khoai tây thì giờ đây chi phí này sẽ được cắt bỏ.
Tiết kiệm nước: Khoai tây thường được trồng vào khoảng thời gian từ cuối thu sang xuân, khí hậu ít mưa nên nguồn nước cũng không được dồi dào. So với phương pháp tưới truyền thống (lấy vòi phun hoặc bơm nước giữa rãnh lối đi) thì tưới nhỏ giọt ước tính tiết kiệm được từ 40 – 50% lượng nước. Lý do bởi tưới nhỏ giọt sẽ hạn chế sự bay hơi nước, ngoài ra cũng chống xói mòn đất.
Thời gian thu hoạch khoai tây
Thời gian thu hoạch đối với từng vụ, từng miền đã được nêu ở phần đầu bài viết. Trước khi thu hoạch bạn cần lưu ý một số điều sau:
Nên bỏ những cây bệnh để hạn chế mầm bệnh truyền về củ giống. Khi thấy lá khoai vàng, cây héo và rạc dần thì bắt đầu thu hoạch. Nếu trồng khoai tây làm giống thì thời gian thu hoạch nên sớm hơn khoảng 1 tuần so với thu hoạch để bán làm thực phẩm.
Trong quá trình thu hoạch nên phân loại củ nhỏ, to vào từng sọt luôn, đặt củ nhẹ nhàng để tránh xây xát, mất thẩm mỹ, hư hỏng.
Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.
Trên đây bài viết đã hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc khoai tây theo phương pháp tưới nhỏ giọt. Nếu cần được tư vấn thêm về kỹ thuật cũng như cách chọn, lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, bạn vui lòng liên hệ về:
- Công ty cổ phần công nghệ Lisado Việt Nam
- Hotline: 0987.857.614
Xem thêm: Hướng dẫn trồng khoai tây bằng phương pháp thủy canh