Các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh và cách phòng trừ
Các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh thường dễ dàng phát hiện ra bởi biểu hiện rất rõ ràng ngay trên thân và lá cây. Với phương pháp trồng thủy canh thì việc phòng trừ bệnh cho loại rau này có thể áp dụng bằng nhiều cách khác nhau để đem lại hiệu quả.
Thông thường nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật thì rất ít gặp phải các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh. Bởi dây là phương pháp trồng rau hiện đại, có thể khắc phục được mọi yếu tố hạn chế của phương pháp trồng thổ canh truyền thống.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần tìm hiểu về các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh để có thể chủ động phòng ngừa ngay từ đầu.
1. Các loại sâu hại rau chân vịt thủy canh
Nội dung chính:
+ Biểu hiện: Trên lá râu xuất hiện các vết cắn, chấm tròn, phiến lá bị đục lỗ. Lá non hay các lá nhỏ bị cuốn tròn, bên trong có tơ mảnh và trắng. Bệnh khiến cho rau mất đi vẻ thẩm mỹ, rau còi cọc và phát triển chậm.
+ Nguyên nhân: Thông thường, rau chân vịt thường bị các loại sâu như: sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy… hại cây. Rau chân vịt là loại rau ăn lá nên rất thu hút các loại râu này.
Đây là một trong các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh thường gặp nếu không có biện pháp phòng trừ đúng kỹ thuật.
+ Cách chữa trị:
Cách thứ nhất là dùng thuốc trừ sâu. Sử dụng loại thuốc trị Polytrin, các thuốc gốc sinh học BT, Reasgent 3.6 ec, Tasieu 1.9 ec theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng cách và thời gian cách ly.
Hoặc sử dụng một số loại thuốc trừ sâu được các cơ quan chuyên môn công bố được phép sử dụng bao gồm Bt (Bacillus thuringiensis), thuốc trừ sâu cây cúc, thuốc trừ sâu rotenon, xà phòng trừ sâu, thuốc từ gốc cây Neem, các loại dầu thực vật…
Cách thứ 2 là dùng các biện pháp cơ học: Thường xuyên kiểm tra vườn rau. Nếu phát hiện sâu và ổ trứng của sâu hại cần tiêu diệt ngay để tránh bùng phát dịch bệnh.
Hoặc cách tốt nhất để phòng trừ sâu bệnh hại cây là che chắn theo hàng rau, hoặc làm nhà lưới, nhà màng. Có thể dùng băng vải, nilon dựng thành khung hoặc chắn xung quanh vườn hoặc theo các hàng rau bảo vệ rau khỏi côn trùng tấn công.
Hoặc đơn giản nhất là dùng màng phủ nông nghiệp để bảo vệ rau.
Có thể bạn quan tâm: Cách trồng và chăm sóc mía theo phương pháp tưới nhỏ giọt
2. Các loại nấm bệnh trên rau chân vịt thủy canh
Các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh thường gặp còn có các loại nấm bệnh. Có thể kể đến một số dạng phổ biến như:
2.1.Bệnh thối cổ rễ
+ Biểu hiện: Cây có biểu hiện héo, èo uột kém phát triển. Khi nhấc rọ nhựa ra có thể thấy rễ cây có biểu hiện bị thối, rữa ra, khiến cho rễ cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng để nuôi cây.
+ Nguyên nhân: nguyên nhân chủ yếu là do lượng nước cung cấp cho cây không đủ. Gốc cây không được nhúng ngập trong nước dẫn tới biểu hiện đoạn cổ rễ bị khô, chỉ bám hơi nước lâu dần rồi bị thối nhũn.
Cổ rễ bị thối sẽ khiến cho rễ cây phần bên dưới hoạt động kém đi, chất dinh dưỡng vận chuyển bị tắc nghẽn lại phần cổ dễ không đến được thân cây và lá cây, làm cho cây phát triển kém đi, dần dần héo rũ.
+ Cách chưa trị: với những cây đã thối cổ rễ hoàn toàn tốt nhất nên nhổ bỏ và vệ sinh phần rọ rựa ở vị trí này. Nhanh chóng cung cấp nước cho hệ thống thủy canh đầy đủ và kiểm tra thường xuyên.
Blog liên quan: Cách trồng và chăm sóc dưa hấu theo phương pháp tưới nhỏ giọt
2.2. Bệnh cháy lá, đốm lá
+ Biểu hiện: Lá rau bị cháy xém phần rìa ngoài, có biểu hiện úa vàng hoặc có nhiều đốm trắng, vàng, nâu trên phiến lá.
+ Nguyên nhân: Lá rau bị cháy xém rìa có thể là do ánh nắng quá gay gắt. Rau thủy canh thường giòn, lá rau chân vịt non nên dễ bị tác động bởi ánh nắng quá chói chang, nhất là nắng buổi trưa hè.
Lá rau bị đốm cũng có thể do cây không nhận đủ chất dinh dưỡng nên không tổng hợp đủ chất khiến cho lá rau xanh tốt đồng đều.
+ Cách chữa trị: Nếu trồng rau chân vịt thủy canh vào mùa hè, tốt nhất nên sử dụng màng lưới đen nông nghiệp để phủ thêm bên trên mái.
Chúng có tác dụng cản bớt ánh nắng chiếu làm hại cây trồng. Đồng thời theo dõi nồng độ chất dinh dưỡng trong hệ thống giàn thủy canh để kịp thời cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển.
2.3. Bệnh thối bẹ
+ Biểu hiện: Bẹ cây có biểu hiện bị thối, bẹ trong, nhũn và dễ bị gẫy dập ra khi động tay vào.
+ Nguyên nhân: Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là có thể rau dang nhận thừa nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến không giữ được độ cứng cáp cho bẹ cây.
+ Cách chữa trị: nhanh chóng điều chỉnh nồng độ chất dinh dưỡng của hệ thống giàn thủy canh. Cung cấp vừa đủ dung dịch dinh dưỡng theo nồng độ cho phép ở từng thời điểm, giúp cây phát triển tốt, sinh trưởng nhanh.
Đây là các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh. Nếu bạn đang có ý định trồng loại rau này thì cần phải lưu ý cách phòng bệnh trước tiên nhất.
Nhưng có một điều vẫn phải nói rằng, với phương pháp trồng rau thủy canh thì các loại bệnh này rất ít khi gặp phải.
Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc bí ngô (đỏ) theo phương pháp tưới nhỏ giọt
Tham khảo thêm các mẫu giàn thủy canh lắp ghép tại nhà
[ux_products cat=”113″]