Các bệnh thường gặp trên cây rau cải thủy canh và cách khắc phục
Khi trồng rau cải thủy canh, bạn nên chú ý đến các bệnh thường gặp trên cây rau cải để có biện pháp phòng trừ hiệu quả giúp cây phát triển tốt.
Các bệnh thường gặp trên cây rau cải thủy canh và cách khắc phục | Lisado
1. Bệnh vàng lá ở rau cải thủy canh
Nội dung chính:
Bệnh vàng lá ở rau cải thường xuyên xuất hiện trên cây trồng thủy canh tại nhà, do các gia đình không có đủ kiến thức và kinh nghiệm trồng rau, dẫn đến cây rau cải bị thiếu chất dinh dưỡng, xuất hiện những đốm vàng nhỏ ở lá non, sau đó lan ra toàn lá và sang các lá khác, khiến cho cây chậm lớn, màu rau úa vàng không bắt mắt.
Khi trồng cây rau thủy canh, cây rau không có được nguồn dinh dưỡng sẵn có từ đất, giá thể trồng cây hoặc phân bón, mà hoàn toàn dựa vào dung dịch thủy canh, vì vậy mà bệnh vàng lá ở rau cải xuất hiện, khi cây không có đủ chất dinh dưỡng, không đủ nồng độ pH, các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ không đảm bảo.
Ngoài ra, nếu như dung dịch thủy canh có nồng độ ppm cao quá mức cũng có thể sinh ra hiện tượng vàng lá.
+ Biện pháp khắc phục:
Bạn cần phải xem xét lại các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới cây trồng. Cây rau cải cần được cung cấp đủ ánh sáng, lượng nước và dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển của cây.
Lượng ánh sáng cần thiết cho rau cải mỗi ngày là 4 giờ, lượng nhiệt này sẽ giúp rau cải nhanh phân giải các chất vi lượng, trung lượng và đa lượng, giúp cây lớn nhanh hơn.
Ngoài ra, bạn nên kiểm soát lượng dinh dưỡng cho cây, dung dịch dinh dưỡng nên được đo bằng bút đo pH. Mỗi thời điểm sinh trưởng của cây lại cần có lượng dinh dưỡng khác nhau và cần thay đổi dinh dưỡng cho phù hợp.
Bạn có thể pha thêm các loại phân bón thủy canh cho rau ăn lá để tăng cường nguồn dinh dưỡng.
Khi phát hiện ra các cây trồng bị vàng lá, bạn nên tỉa bỏ các lá vàng ra khỏi cây để giúp cây tập trung nguồn dinh dưỡng phát triển lá khỏe và nuôi lá non. Bệnh vàng lá ở rau cải có thể lây lan vì vậy bạn nên sớm phát hiện và có biện pháp hiệu quả.
2. Bệnh đốm lá trên rau cải
Một loại bệnh phổ biến tiếp theo là bệnh đốm lá trên rau cải, bệnh này xuất phát từ loại vi khuẩn tên là Xanthomonas campestris.
Loại vi khuẩn này gây ra những vết đốm nhỏ trên lá, lá non và cuống hoa. Sau đó vết đốm to hơn, mở rộng ra với đường kính khoảng 3mm, tập trung chính ở vùng gần gân lá, khiến cho lá bị thủng lỗ, rách ra và bị khô héo, giòn gãy và rơi rụng.
Do loại vi khuẩn này hút hết chất dinh dưỡng của lá mà khiến cho cây rau cải nhanh héo và khó mà sinh trưởng tốt được. Loại vi khuẩn này có thể lan truyền rất nhanh khi thời tiết ẩm, mưa nhiều, hoặc có thể truyền bệnh qua giá thể hoặc nguồn nước tưới cho cây.
+ Biện pháp khắc phục:
Bạn cần chắc chắn đã loại bỏ sạch sẽ tàn dư của vi khuẩn trong giá thể, nguồn nước và các dụng cụ để trồng thủy canh.
Bạn nên nhớ sử dụng hạt giống có độ kháng bệnh cao, đảm bảo độ ẩm cho cây trồng, che chắn cho rau cải khi trời mưa hoặc độ ẩm cao. Khi cây nhiễm bệnh cần loại bỏ lá cây, cây trồng để tránh lây lan sang các cây khác.
3. Bệnh thối nhũn trên rau cải
Bệnh thối nhũn trên rau cải là do nấm gây hại, chúng hút hết chất dinh dưỡng trên lá và khiến cho lá rau cải bị thối nhũn, bạn có thể quan sát thấy trên thân cây và các mô lá có dịch màu trắng sữa và mùi hôi.
Đây chính là vết bệnh mà nấm gây ra khiến cây cải bị thối dần, héo úa và thân rau đổ gục do bị nhũn.
+ Biện pháp khắc phục:
Cây có thể bị bệnh này do nấm xâm nhập vào các vết thương hở của cây, khi cây bị gẫy đổ. Bạn cần cẩn thận chăm sóc cây, tỉa hết các lá có dấu hiệu mắc bệnh, nhổ bỏ cây bệnh để tránh ảnh hưởng tới các cây rau cải khác trong vườn.
4. Bệnh rau cải bị cháy lá
Nấm Rhizoctonia solani gây nên bệnh rau cải bị cháy lá với những vết bệnh nhỏ sũng nước, sau đó lan rộng ra thành mảng lớn nhũn nước nhiều hình dạng trên mặt lá.
Sau một thời gian, những vết bệnh này khô dần và chuyển sang màu nâu nhạt với viền ngoài màu nâu đậm, giống như lá bị cháy khô. Những chiếc lá có vết bệnh sẽ dần khô đi, héo úa và rơi rụng.
+ Biện pháp khắc phục:
Bệnh sẽ tấn công ngay khi rau cải còn non, vì vậy bạn nên quan sát kỹ và tránh tưới nước quá nhiều, giữ khoảng cách giữa các cây để cây khô thoáng và hạn chế nấm lây lan.
Nếu bạn cần tư vấn mọi điều về trồng rau thủy canh. Hãy gọi điện thoại ngay cho chúng tôi:
5. Sâu bệnh hại rau cải
Các loại sâu bệnh luôn là mối đe dọa lớn với các loại rau ăn lá như rau cải, các loại sâu bệnh phổ biến như sâu tơ, rệp rau cải, sâu xanh gặm nhấm, đục khoét lá thành những lỗ nhỏ trên mặt lá, rệp rau cải sẽ hút hết chất dinh dưỡng của cây khiến cây cải còi cọc, kém phát triển.
+ Biện pháp khắc phục:
Ngay khi phát hiện thấy sâu bệnh hại rau cải, bạn nên tìm bắt và tiêu diệt chúng bằng tay, bạn có thể làm lưới chống côn trùng cho vườn rau cải của mình tránh sâu bệnh hoặc nhờ vào thiên địch.
Nhiều gia đình còn pha hỗn hợp tỏi và ớt xay phun trên mặt lá rau để trừ sâu, vừa an toàn cho cây lại rất hiệu quả.
6. Bệnh rau cải bị xoăn lá
Bệnh rau bị xoăn lá khá thường gặp ở cây rau cải, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể từ việc cây thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước gây xoăn lá, hoặc là do sâu bệnh hại làm cho lá non xoăn tròn lại. Lá rau cải khi xoăn lại sẽ nhanh bị vàng lá và khiến cây chậm lớn.
+ Biện pháp khắc phục:
Bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân rau cải bị xoăn lá, phòng trừ sâu bệnh cho cây, ngoài ra cung cấp đủ nước và dung dịch dinh dưỡng để cây nhanh lớn, loại bỏ những lá cây bị xoăn lại ra khỏi cây trồng.
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn 6 loại bệnh phổ biến trên cây rau cải. Các loại bệnh trên rau cải khi trồng thủy canh này đều sẽ gây hại lớn đến sự phát triển của vườn rau nếu không được khắc phục kịp thời, vì vậy bạn nên thường xuyên quan sát và phòng bệnh sớm cho vườn cây rau cải của gia đình mình.
Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm, vật tư nông nghiệp, hãy tới với Lisado. Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, Lisado cung cấp vật tư nông nghiệp chính hãng cùng các dịch vụ thi công nhà kính trồng rau, nhà màng, nhà lưới nông nghiệp trọn gói với việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất đem lại nhiều giá trị quan trọng đối với bà con nông dân.