Một số bệnh thường gặp trên cây măng tây và cách phòng trừ
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng nóng mưa nhiều như nước ta, nếu không được chăm sóc đúng kỹ thuật, măng tây sẽ dễ bị nhiễm nấm, sâu bệnh hại nhất là vào mùa mưa. Trong bài viết hôm nay, Lisado sẽ chia sẻ với bạn thông tin về một số loại bệnh thường gặp trên cây măng tây và cách phòng trừ. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho cẩm nang gieo trồng của bạn
1. Nguyên nhân gây bệnh hại trên cây măng tây
- Trồng măng tây với khoảng cách quá dày, không tỉa bớt lá già, để lá xum xuê, khi mưa nhiều ngày dễ bị kết dính, ngập úng, héo úa dễ bị nấm bệnh xâm hại.
- Mưa kéo dài với lượng nước lớn làm độ ẩm trong đất tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển. Người trồng không kịp thời xới xáo đất, khai thông rãnh thoát, làm cho cây măng tây bị ngập úng, bị ngộp, mất khả năng trao đổ ion, úng nước kéo dài khiến bộ rễ bị thối, nấm bệnh.
- Đất trồng thiếu dinh dưỡng hữu cơ, thiếu vôi, làm độ PH đất và nước biến đổi tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh, vi khuẩn, vi sinh phát triển, xâm hại bộ rễ, khiến cây bị chùn ngọn, vàng lá, héo úa, khô thân cành.
- Sử dụng phân không đúng cách, không cân đối liều lượng chủng loại
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nguyên tắc, sử dụng liều quá thấp hoặc quá cao gây cháy lá thậm chí gây hiện tượng cây lờn thuốc, vô hiệu hóa tác dụng trị sâu bệnh hại của thuốc
- Chăm sóc vườn không đúng yêu cầu kỹ thuật, cắt tỉa làm rơi vãi cành nhánh bị nấm bệnh gây lây lan diện rộng. Thu hoạch cạn kiệt măng tây lại không chăm sóc bón lót thêm phân bón, dưỡng chất làm cây măng bị suy yếu, mất sức đề kháng khiến nấm bệnh dễ xâm hại. Mời bạn tham khảo hạt giống măng tây chất lượng cao TẠI ĐÂY.
2. Các loại bệnh thường gặp trên cây măng tây
Sâu đất, sâu khoang, sâu xanh, côn trùng cắn hại cây măng: Với những loại sâu hại này, để phòng trừ bạn có thể sử dụng các loại chế phẩm Chlorban 50, Tungrin – 50 EC, Biocin, Abamix, Vertimec, Actamec,…
Bọ trĩ, rầy mềm: sử dụng Sagomycine, Confidor, Regent,… để diệt bọ trĩ, rầy mềm
Sâu đất, dế trũi, giun đất, rệp sáp hại rễ: sử dụng thuốc diệt rầy hoặc dung dịch nước rửa chén pha loãng để diệt trừ rầy sáp.
3. Các loại nấm bệnh hại măng tây
Bệnh gỉ sắt, khô thân khô cành
Nội dung chính:
- Biểu hiện: Thân và cành cây măng bị đốm, khô héo
- Phòng trừ: Sử dụng thuốc có thành phần của Mancozeb + Metalaxyl, Carbendazim + Zineb, Propineb + Kasugamycin, Fosetyl Aluminium + Sunfur.
Bệnh thối nhũn mầm măng do vi khuẩn
- Biểu hiện: Mầm măng bị thối nhũn
- Điều trị: Sử dụng kết hợp 2 loại thuốc có thành phần của Oxychloride + Streptomycin hoặc Fthalide + Kasugamycin. Cùng với đó bạn có thể kết hợp sử dụng vôi bột để khử trùng và bón phân cho cây để cây phát triển tốt.
Bệnh thán thư
- Biểu hiện: thân măng có những đốm vàng hoặc nâu.
- Điều trị: Sử dụng thuốc có thành phần của Azoxystrobin, Propiconazole, Tebuconazole.
Bệnh nứt thân măng tây
- Biểu hiện: Nhiều vết rạn nứt dài trên thân cây măng
- Điều trị: Sử dụng thuốc có thành phần của Propiconazole, Difenoconazole, Hexaconazole.
Nấm bệnh trên măng tây
Nấm bệnh măng tây Puccinia Asparagi khiến thân cành khô, nấm Fusarium Wilt, Fusarium Oxysporum hại rễ gây chết cây có thể dùng thay đổi các loại chế phẩm: Triscophos, Mancozeb, Ridomil, Validan, Carban, Carbenzim, Curzate, Daconil,… phun vào giai đoạn nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế, ngưng thu hoạch măng, hoặc phun vào khi làm cỏ, bón phân.
Đối với nấm Fusarium làm hại rễ có thể dùng Wofatox, Dipterex nồng độ 0,1%. Với các loại bệnh do vi khuẩn gây ra có thể dùng Kasai, Kasumin,… để diệt trừ.\
4. Cách phòng ngừa các loại bệnh hại cây măng tây
Chọn giống chất lượng
Lựa chọn cây giống măng tây F1 chất lượng, không có bệnh, có nguồn gốc xuất xứ được kiểm tra rõ ràng.
Cải tạo đất trồng cây măng tây
Lựa chọn đất trồng cây măng tây tơi xốp, giàu hữu cơ, cải tạo đất bằng phẳng, cày bừa kỹ, phơi ải, nhặt cỏ dại, xử lý nấm bệnh, côn trùng và tuyến trùng bằng các loại thuốc diệt tuyến trùng như Sincosin, và các chế phẩm có gốc đồng, Sincosin, Antracol, Tilt Super, Chitosan,… để phòng trừ nấm, bệnh hại cây.
San đất bằng phẳng, bổ sung phân xanh, mùn mục, tro trấu, phân trùn quế hay các loại phân chuồng ủ hoai có xử lý chế phẩm Trichoderma chứa nấm vi sinh đối kháng khử tuyến trùng gây hại.
Bạn có thể tham khảo bài viết: Măng tây phù hợp với loại đất nào để hiểu rõ hơn điều này.
Phun thuốc phòng trừ
Phun thuốc phòng trừ bệnh hại trên cây măng tây: Với mỗi loại thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau nên trước khi dùng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Khi phun thuốc phải phun đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách. Phun trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày. Phun trong thời gian nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế, khi ngưng thu hoạch măng. Kết hợp phun trong lúc làm cỏ, bón phân.
Nếu cây măng bị bệnh trên diện rộng cần tạm dừng thu hoạch, thực hiện cắt bỏ toàn bộ, tiến hành xử lý phun thuốc trị bệnh, bón phân tái tạo lại cây mới.
Nhìn chung, việc trồng cây măng tây đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư chăm sóc cẩn thận mới đem lại kết quả mong muốn. Và phòng trừ sâu bệnh cũng là một khâu quan trọng không thể bỏ qua. Tốt nhất bạn nên thường xuyên theo dõi và xử lý kịp thời sâu hại, nấm bệnh tạo môi trường gieo trồng thuận lợi để măng tây phát triển tốt, cho năng suất cao.
Nếu bạn đang cần mua cây giống, bạn có thể tham khảo: Cây giống măng tây xanh giá tốt, chất lượng cao, kháng bệnh tốt.
Lisado Việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị, vật tư thủy canh như: giàn trồng rau thủy canh lắp ghép, ống nhựa thủy canh, rọ nhựa thủy canh, giá thế gieo trồng, hạt giống nhập khẩu chất lượng…Trồng rau thủy canh sẽ không còn là vấn đề khó khăn khi đội ngũ kỹ thuật của Lisado Việt Nam sẽ luôn đồng hồng cùng bạn. Hỗ trợ cách trồng cho người mới từ A-Z, đảm bảo 100% thành công.
Xem thêm: Biến đổi tích cực trên bản đồ vùng trồng măng tây ở Việt Nam | Lisado