Độ ph của giấm thích hợp cho sự sinh trưởng của rau trong thủy canh
Vai trò của độ ph của giấm là gì? Độ pH có tác động rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu độ pH không phù hợp, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây sẽ bị ảnh hưởng.
Khi trồng rau bằng phương pháp thủy canh, bạn bắt buộc phải kiểm tra độ pH của dung dịch trước khi trồng và thường xuyên kiểm tra lại. Tất cả những người làm thủy canh nên luôn có ít nhất 1 dụng cụ đo độ pH.
1. Độ PH của giấm là gì?
Nội dung chính:
pH (điện thế của hydro) là một chỉ số đo độ hoạt động của các ion hydro trong dung dịch. Các ion này bao gồm các ion dương (hydro – H +) và âm (hydroxyl – OH-). Nếu dung dịch chứa nhiều hydro dương hơn các ion âm, dung dịch được kết luận là có tính axit.
Ngược lại, việc có nhiều hydroxyl trong dung dịch hơn các ion dương dẫn ta đến kết luận dung dịch có tính kiềm.
Nói một cách đơn giản hơn, pH là thước đo độ axit hoặc bazơ của một dung dịch, nó được đo bằng dụng cụ bút đo pH. Nó được tính trên thang đo từ 1 – 14.
- Độ pH dưới 7 là có tính axit.
- Độ pH lớn hơn 7 có tính kiềm.
- Độ pH là 7 là trung tính.
Một vài ví dụ về các chất có tính axit bao gồm nước chanh, giấm và coca – cola. Sữa, baking soda, và amoniac là những vật thể mang tính bazơ.
Vì nước thường có độ pH trung tính, nên việc pha trộn lẫn với các hóa chất và các chất dinh dưỡng làm cho môi trường nước biến đổi sang có tính axit hoặc bazơ. Vì vậy, độ pH là một chỉ số quan trọng để biết nước đã bị thay đổi về mặt hóa học như thế nào.
Độ pH được tính theo “đơn vị logarit”. Một đơn vị logarit tương đương với 10 lần mức axit hoặc bazơ. Ví dụ, một dung dịch với độ pH là 5 có mức axit cao gấp 10 lần so với dung dịch có độ pH là 6.
Bạn có thể xem thông tin chi tiết tại bài viết: Độ pH trong dung dịch thủy canh là gì?
2. Độ pH của giấm quan trọng như thế nào?
Một số người làm thủy canh thiếu kinh nghiệm đã bỏ qua bước kiểm tra độ pH cho hệ thống nước của họ. Đừng mắc phải sai lầm đó vì việc biết được độ pH trong dung dịch của bạn là một nhiệm vụ quan trọng.
Số đo độ pH cho bạn biết mức độ hòa tan các chất dinh dưỡng trong hỗn hợp nước. Nó xác định tính lưu động của các chất dinh dưỡng này, và do đó cho ta biết khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây.
Mỗi khoáng chất có một dung sai cụ thể cho một mức độ pH tương ứng. Thông thường, các chất dinh dưỡng đa lượng chính (các chất dinh dưỡng cần thiết với số lượng lớn) khó chuyển động trong môi trường pH quá cao hoặc quá thấp. Điều đó gây khó khăn cho các cây trồng trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng này, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Trong khi đó, các vi chất dinh dưỡng (các chất dinh dưỡng được cần với số lượng nhỏ) thường dễ bị ảnh hưởng tại các độ pH nằm ở phần cuối của thang đo pH.
Nếu độ pH quá thấp, các vi chất dinh dưỡng sẽ bị hòa tan quá mức đến nỗi cây trồng được cung cấp một lượng dư thừa các chất dinh dưỡng này. Điều này có thể gây nên các độc tính đối với cây trồng. Nếu độ pH quá cao, các vi chất dinh dưỡng này sẽ trở nên ít lưu động hơn và khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng này của cây bị giảm đi.
Thông thường, những biểu hiện đầu tiên khi độ pH ra khỏi phạm vi tối ưu là những tán lá non của cây chuyển sang màu hơi vàng hoặc xanh nhợt. Người trồng có thể biết rằng cây đã không nhận được đủ các chất dinh dưỡng quan trọng.
3. Khả năng hấp thụ dinh dưỡng – độ pH lý tưởng cho cây
Biểu đồ dưới đây cho thấy các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và mức độ pH mà tại đó cây trồng có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng này. Dòng dinh dưỡng càng dày chứng tỏ các cây trồng càng có thể hấp thụ tốt chúng.
Như đã chỉ ra ở trên, khi độ pH di chuyển đến cả hai đầu của thang đo pH, khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng của cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì vậy, điểm lý tưởng mà cây trồng có thể hấp thụ được nhiều khoáng chất là ở giữa, chính xác là từ 5.5 đến 6.5.
Đây cũng là phạm vi pH thường được đề xuất cho hầu hết các loại cây trồng thủy canh. Việc trồng cây với đất có thể yêu cầu mức pH cao hơn một chút.
Mặc dù các cây trồng khác nhau có thể yêu cầu độ pH khác nhau, nhưng hầu hết các cây trồng đều được an toàn trong phạm vi này. Hầu hết các cây trồng thích sống trong một môi trường nuôi trồng có tính axit nhẹ.
Trong các nhà kính với mục đích thương mại hoặc các vụ mùa thủy canh, độ pH được duy trì ở một phạm vi hẹp hơn trong khoảng từ 5.8-6, được thực hiện bởi các hệ thống tuần hoàn tự động bổ sung axit để điều chỉnh độ pH về mức thích hợp khi chúng bị thay đổi.
Công việc của bạn là giữ cho độ pH cân bằng trong phạm vi được đề xuất.
4. Cách kiểm tra độ pH
Khi độ pH bị ra ngoài mức thích hợp cho cây trồng, một số vấn đề có thể phát sinh như đã được mô tả ở trên. Đó là lý do tại sao bạn cần phải thiết lập một lịch trình để kiểm tra độ pH của dung dịch một cách thường xuyên.
Có nhiều công cụ khác nhau để xác định độ pH, từ các dải giấy quỳ và bộ dụng cụ thử dạng lỏng dễ sử dụng với giá thấp đến các máy đo kỹ thuật số đắt tiền trên thị trường.
4.1. Các dải quỳ thử
Không còn nghi ngờ gì, các dải quỳ thử này là phương pháp rẻ nhất để kiểm tra độ pH trong số những phương pháp được liệt kê ở đây. Về cơ bản, bạn sẽ nhúng các dải này vào dung dịch dinh dưỡng.
Và dung dịch nhuộm nhạy cảm trên các dải quỳ này sẽ đổi màu (giấy quỳ có tẩm dung dịch etanol hoặc nước với chất màu tách từ rễ cây địa y roccella và dendrographa). So sánh màu sắc với biểu đồ màu pH sẽ cho bạn biết mức độ axit hoặc bazơ trong dung dịch.
Nhược điểm của những dải quỳ này là thường không cho một phép đo chính xác bởi nó dựa trên việc thử nghiệm màu sắc trên các dải này, sẽ khá khó để xác định được kết quả chính xác tuyệt đối.
Nếu bạn là một người mới trồng, hạn chế về ngân sách, hoặc bạn muốn một phương pháp dễ dàng, các dải quỳ thử là một giải pháp tốt để sử dụng.
4.2. Dụng cụ đo độ pH dạng lỏng
Giống như các dải quỳ thử, các bộ dụng cụ thử nghiệm dạng lỏng thực sự đơn giản và dễ sử dụng, nhưng cho kết quả kiểm tra độ pH chính xác và đáng tin cậy.
Để sử dụng nó, bạn sẽ cần thêm vài giọt dung dịch nhuộm pH vào một chiếc cốc nhỏ có chứa dung dịch dinh dưỡng. Sau đó, hãy kiểm tra sự thay đổi màu sắc của dung dịch bằng biểu đồ màu đo độ pH.
Các bộ dụng cụ thử dạng lỏng đắt hơn một chút so với các dải quỳ thử, nhưng kết quả chính xác hơn nhiều. Điều này giúp công cụ thử dạng lỏng trở thành phương pháp kiểm tra độ pH phổ biến nhất đối với những người đam mê thuỷ canh.
4.3. Máy đo điện tử
Là phương pháp kiểm tra độ pH với công nghệ cao nhất, máy đo điện tử cho kết quả rất nhanh và chính xác. Chỉ số pH sẽ được in trên màn hình của thiết bị. Vì vậy, bạn không cần phải so sánh với biểu đồ màu.
Có nhiều loại máy đo pH điện tử với các kích cỡ và giá cả khác nhau. Nhưng bút đo độ pH được những người yêu thích thuỷ canh sử dụng nhiều nhất.
Mặc dù đây là phương pháp tốt nhất và nhanh nhất trong tất cả các phương pháp đo độ pH, nhưng máy đo kỹ thuật số có một bất lợi là chúng đắt nhất và cần được chăm sóc tốt.
Máy đo này có thể bị trôi dạt đi sau một thời gian và hiển thị kết quả không chính xác. Bút đo độ pH cần được làm sạch liên tục và bảo quản cẩn thận để có thể kéo dài thời gian sử dụng.
5. Điều chỉnh độ pH của giấm
Bạn có thể điều chỉnh độ pH của dung dịch đơn giản bằng cách thêm một ít axit photphoric để giảm axit, hoặc kali hydroxit để tăng độ pH.
Một số người làm giảm độ pH xuống bằng cách sử dụng giấm trắng (axit axetic), axit xitric. Nhưng các axit này khá yếu, không mang lại được kết quả giảm độ pH lâu dài.
Ngoài ra trên thị trường còn bán các dung dịch điều chỉnh pH Up và pH Down đã được làm sẵn. Tôi khuyên bạn nên sử dụng các dung dịch có sẵn này bởi chúng rất dễ sử dụng và mang lại hiệu quả nhanh. Chúng cũng đi kèm với bộ đệm pH giúp tuần hoàn độ pH đến mức thích hợp.
Và bởi bạn đang sử dụng các axit để điều chỉnh độ pH nên có một số cảnh báo cho bạn. Hãy chắc chắn việc bảo vệ mắt và da của bạn khi làm việc với các axit. Cẩn tắc vô ưu. Và nếu bạn phải pha trộn 1 axit đậm đặc với nước, đừng bao giờ đổ nước vào axit.
Axit sẽ rất nóng và các axit ở nhiệt độ cao này có thể bắn vào bạn. Thay vào đó, hãy nhỏ axit từ từ vào nước, khuấy và để ý xem dung dịch có bị nóng lên không.
6. Khi nào cần kiểm tra và điều chỉnh độ pH?
Bước kiểm tra và điều chỉnh độ pH chỉ nên được thực hiện sau khi bạn pha trộn các chất dinh dưỡng với nước sau khi đã khuếch tán chúng, và để cho dung dịch tuần hoàn khắp hệ thống. Sở dĩ phải làm như vậy là bởi những hóa chất của các chất dinh dưỡng sẽ làm thay đổi độ pH của nước.
Các hệ thống thủy canh khác nhau, loại chất nền bạn sử dụng, các chất dinh dưỡng, loại cây trồng và thậm chí khí hậu có thể phá vỡ độ cân bằng pH của dung dịch nhanh hoặc chậm.
Đối với những người mới làm thủy canh, tôi khuyên các bạn nên kiểm tra hàng ngày để biết độ pH trong hệ thống của bạn có bị thay đổi một cách dễ dàng hay không. Sau đó hãy tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Nhưng đã có kinh nghiệm làm thuỷ canh có lẽ sẽ biết được bao nhiêu lâu thì cần phải kiểm tra và điều chỉnh.
Xem thêm các bài viết liên quan đến độ pH trong dung dịch thủy canh
Kết luận
Độ ph thích hợp cho sự sinh trưởng của rau rất quan trọng. Là một người làm thuỷ canh, công việc của bạn là đo và điều chỉnh độ pH trong dung dịch dinh dưỡng giúp cây có khả năng tốt nhất để hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Có rất nhiều dụng cụ kiểm tra và điều chỉnh độ pH được bán trên thị trường để giúp bạn thực hiện công việc này và với những kiến thức mà tôi đã cung cấp, đừng để cây trồng của bạn phải đối mặt với các vấn về tăng trưởng chỉ vì độ pH.
Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm, vật tư nông nghiệp, hãy tới với Lisado. Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, Lisado cung cấp vật tư nông nghiệp chính hãng cùng các dịch vụ thi công nhà kính trồng rau, nhà màng, nhà lưới nông nghiệp trọn gói với việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất đem lại nhiều giá trị quan trọng đối với bà con nông dân.
Tham khảo thêm dinh dưỡng thủy canh Grow Master đậm đặc cho rau ăn lá
[ux_products cat=”125″]
Please select a valid form