Giải pháp khắc phục rau thủy canh bị vàng lá
Đôi khi trồng rau thủy canh sẽ có thể xảy ra hiện tượng rau bị vàng lá. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục rau thủy canh bị vàng lá như thế nào?
Biểu hiện bất thường ở rau thủy canh bị vàng lá
Nội dung chính:
Đến một giai đoạn nhất đinh, rau thủy canh không còn lớn nữa, một số loại dù cuống, gân lá cẫn còn xanh nhưng phần lá rau bị vàng. Một số biểu hiện khác là phần gân lá, mạch dẫn biến sang màu vàng, sau đó thịt lá xuất hiện đốm vàng rồi dần lan trên lá.
Các biêu hiện bất thường này do nhiều nguyên nhân, có thể là thiếu dưỡng chất trong dung dịch thủy canh như Fe, Nito, Lưu huỳnh, magie,… cũng có thể là do chưa pha dung dịch thủy canh đúng nồng độ, hay những nguyên nhân khác mà sau đây chũng ta sẽ tìm hiểu cụ thể.
Rau thủy canh bị vàng lá là do đâu?
Đầu tiên, có thể do cường độ ánh sáng chiếu vào cây rau. Tùy thuộc vào đặc tính và nhu cầu phát triển mà mỗi loại rau có yêu cầu về mức độ chiếu sáng khác nhau. Nếu cường độ chiếu sáng quá kém cây sẽ gián đoạn quá trình quang hợp làm chúng chậm phát triển, dễ gãy cành, tốc độ phát triển chậm, năng suất giảm,… nhưng nếu có cường độ ánh sáng quá lớn đối với các loại câu ưa mát thì chúng lại bị thân lùn, lá vàng, không lớn được.
Nguyên nhân tiếp theo có thể do nông độ chất dinh dưỡng bị thay đổi, hoặc không đảm bảo đúng quy định. Đây là nguyên nhân dễ gặp phải nhất ở các giàn trồng rau thủy canh tại các hộ gia đình, bởi lượng dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh không đảm bảo nồng độ ở các giai đoạn khác nhau, hay đối với các loại cây khác nhau. Bạn cần tìm hiểu kĩ nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, thực hiện đo nồng độ bằng bút đo ppm, bút đo ph cho từng loại rau.
Cuối cùng là độ PH của dung dịch thủy canh, mỗi loại cây trồng có một mức độ pH nhất định. Nồng độ pH ban đầu thích hợp nhưng sau đó nó cần được thay đổi theo sự phát triển của cây. Dưới tác động của nhiều yếu tố môi trường như: mưa, ánh sáng, nhiệt độ,… yếu tố bên trong như sự kết tủa, hấp thụ lệch của cây khiến cho độ pH trong dung dịch thủy canh thay đổi. Biểu hiện cây còi, vàng lá, do độ pH tăng cao, khiến cây không hấp thụ được vi lượng.
Giải pháp phòng tránh và khắc phục tình trạng rau trồng thủy canh bị vàng lá
Bạn nên thường xuyên kiểm tra và quan sát xem nguyên nhân rau vàng lá là gì để có biện pháp khắc phục tốt nhất. Với các loại rau ăn lá, cường độ chiếu sáng trực tiếp tối thiểu cũng phải 4h/ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý đo nồng độ dung dịch thủy canh khi bổ sung thêm dinh dưỡng.
Sau một thời gian sử dụng, dung dịch thủy canh sẽ cạn nước dinh dưỡng; lúc này các nồng độ dinh dưỡng thay đổi, thường sẽ tăng cao hơn lúc ban đầu. Lúc này, bạn nên đo lại nồng độ và cho thêm nước pha loãng nếu dung dịch quá cao so với chuẩn, phù hợp đến nồng độ cần thiết cho cây trồng.
Bạn cũng cần lưu ý sử dụng bút đo pH để xử lý lượng pH trong nước. Khi hàm lượng các thành phần vi, đa lượng đã bị thay đổi, lệch khỏi chuẩn, sẽ không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cây dẫn đến vàng lá. Để đảm bảo cho lứa rau mới phát triển tốt nhất, các bạn phải thay mới dung dịch sau khi hết một vụ rau.
Ngoài ra, bạn cần chọn những giống có chất lượng tốt để ươm hạt sàng lọc, sẽ giúp việc trồng thủy canh hiệu quả hơn. Bạn cần ươm cây đến khi cây có 3 – 4 lá (khoảng 5 – 7 ngày tuổi) mới cho lên giàn, trước đó ngâm hạt với nước ấm từ 4 đến 6h và rửa sạch rồi sàng lọc. Việc cho cây lên giàn quá sớm, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của rễ, dẫn đến còi cọc và vàng lá.
Hy vọng những thông tin Lisado chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về rau thủy canh và chăm sóc tốt rau bị vàng lá trên giàn trồng rau thủy canh nhà mình.
Lisado Việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị thuỷ canh nhà phố như: giàn trồng rau thủy canh lắp ghép, ống nhựa thủy canh, rọ nhựa thủy canh, giá thế gieo trồng, hạt giống nhập khẩu chất lượng… Trồng rau thủy canh sẽ không còn là vấn đề khó khăn khi đội ngũ kỹ thuật của Lisado Việt Nam sẽ luôn đồng hồng cùng bạn. Hỗ trợ cách trồng cho người mới từ A-Z, đảm bảo 100% thành công.
Tham khảo thêm các mẫu giàn thủy canh lắp ghép tại nhà
[ux_products cat=”113″]
Tham khảo: Tự chế thuốc trừ sâu thảo mộc khi trồng rau thủy canh