Trồng dưa leo có ngắt đọt không? Cách trồng dưa leo giàn tại nhà đơn giản, hiệu quả
Dưa leo được biết đến là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và có nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Chính vì thế mà rất nhiều người lựa chọn trồng loại cây này tại nhà nhằm cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Lisado để tìm hiểu chi tiết về trồng dưa leo có ngắt đọt không? Cách trồng dưa leo giàn tại nhà đơn giản, hiệu quả
Chuẩn bị trồng dưa leo giàn tại nhà
Nội dung chính:
Thời vụ trồng dưa leo giàn
Nhìn chung dưa leo giàn có thể trồng quanh năm tuy nhiên để dưa có thể phát triển tốt nhất nên trồng dưa leo vào khoảng tháng 11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau hoặc từ tháng 5 đến tháng 7, tháng 8.
Chuẩn bị đất trồng dưa leo giàn
Đất trồng cây dưa chuột nên chọn những loại đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ rồi trộn chúng với mùn cưa, phân trùn quế, phân vi sinh để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao cho đất trồng.
Ngoài ra bạn cũng có thể mua các loại đất hữu cơ có sẵn trên thị trường để đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng chính xác đồng thời sạch mầm bệnh.
Chuẩn bị giống dưa leo giàn
Nên chọn những giống dưa F1 đảm bảo sức sống tốt, năng suất và chất lượng cao. Đặc biệt nên chọn mua hạt giống tại những cơ sở uy tín để đảm bảo tối đa về chất lượng giống.
Chuẩn bị dụng cụ trồng rau thủy canh dưa leo giàn
Nếu diện tích đất gia đình bạn rộng có thể trồng trực tiếp trên đất vườn của gia đình hoặc nếu không gian có phần hạn chế bạn có thể sử dụng một số dụng cụ như xô, chậu hay thùng xốp để trồng. Tuy nhiên cần đảm bảo dụng cụ đủ lớn để cây có không gian phát triển và nên thiết kế các lỗ thoát nước tránh cây bị ngập úng thối rễ.
Trồng dưa leo có ngắt đọt không ?
Gieo hạt dưa leo giàn
Đối với những hạt giống thuộc thế hệ F1 bạn hoàn toàn có thể đem gieo trực tiếp xuống đất trồng đã chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên để hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao nhất bạn nên ủ hạt giống trước khi gieo trồng.
Ngâm hạt giống dưa chuột trong nước ấm khoảng 2-3 tiếng sau đó vớt ra ủ với khăn ẩm.
Khi hạt đã nứt nanh nhú mầm trắng thì đem gieo trực tiếp vào đất đã được xử lý.
Khi gieo hạt bạn có thể lựa chọn gieo trực tiếp lên đất hoặc gieo trên các khay hoặc thùng để cây cứng cáp rồi mới đem đi trồng.
Nếu gieo hạt trực tiếp ở đất trồng hay ngoài đồng ruộng bạn nên tạo lỗ sâu khoảng 0,5cm, gieo hạt cho đầu rễ hướng thẳng góc xuống đất, để đầu hạt ngang bằng với mặt đất. Sau đó dùng phân chuồng sàng kỹ lấp hạt. Khi trồng có thể phủ rơm rạ hoặc bạt plastic hay để giữ ẩm.
Nếu gieo hạt vào các thùng, chậu hoặc khay bạn dùng tay ấn xuống đất tạo lỗ sâu 1cm, gieo hạt vào đất, mỗi lỗ gieo 1 – 2 hạt và phủ một lớp đất mỏng lên, khi gieo xong phun nước cho đất ẩm, bao phủ khay ươm bằng túi nilong, đặt chậu ươm bên cạnh nơi có ánh nắng ấm để thúc đẩy việc nảy mầm.
Sau 1 tuần gieo, hạt sẽ nhú mầm. Khi cây con cao khoảng 10 – 15cm, cây cứng cáp thì bạn có thể bứng chuyển bầu ươm ra chậu trồng.
Kỹ thuật chăm sóc dưa leo giàn tại nhà
Tưới nước cho dưa leo
Trong 2 tuần đầu tiên sau khi trồng cây, thường xuyên tưới nước cho cây vào mỗi buổi buổi sáng sớm và chiều. Sau đó tùy theo độ ẩm và tình hình thời tiết để bạn tưới nước cho dưa leo. Tuy nhiên trong thời gian ra hoa và đậu trái cần lượng nước lớn nên chú ý bổ sung vào giai đoạn này.
Làm giàn cho cây dưa leo
Khi cây được khoảng 2 – 3 tuần sau khi trồng, cây dưa leo bắt đầu phát triển thân lá và các tua cuốn, lúc này bắt đầu tiến hành làm giàn cho cây. Bạn có thể tận dụng nhiều loại vật liệu mà gia đình sẵn có như cọc gỗ, cọc tre hay các dây nhựa để tạo điểm tựa cho cây phát triển đồng thời ngăn không cho quả chạm đất tránh thối hỏng quả.
Bón phân cho dưa leo
Khi nhận thấy cây dưa chuột bao từ bắt đầu ra hoa, bạn có thể bón phân lỏng. Lặp lại công việc này mỗi 3 tuần 1 lần trong suốt thời gian đậu quả của cây. Phân bón tốt nhất cho dưa chuột trong giai đoạn này nên chứa nhiều kali, phốt pho và ít đạm. Nếu phân có quá nhiều nitơ sẽ kích thích sự phát triển của lá và dây leo thay vì hoa.
Bấm ngọn, tỉa lá dưa leo
Chúng ta cùng tìm hiểu trồng dưa leo có ngắt đọt không ở mục này.
Cách ngắt ngọn dưa leo cũng rất đơn giản, các bạn không nên ngắt ngọn khi cây mới được 4 – 5 lá thật mà nên ngắt ngọn khi cây đã cao khoảng 1 – 1,5 mét và đã lên giàn. Khi ngắt ngọn, bạn hãy ngắt ngọn cách đầu ngọn khoảng 10cm chứ không nên ngắt sát ngọn.
Ngoài ngắt ngọn thì việc tỉa lá cũng vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc dưa leo. Thời điểm tỉa lá thường chia làm nhiều lần, lần đầu các bạn nên tỉa 2 – 3 lá thật ở sát gốc ngay khi các bạn ngắt ngọn lần đầu để cây thoáng gốc.
Lần tỉa lá sau là khi các bạn thu hoạch dưa leo lần đầu, các bạn hãy tỉa hết các lá già trên cây chỉ để lại khoảng 50% lá. Lần thu hoạch thứ hai tùy theo tình trạng lá nhiều hay ít mà bạn sẽ cân nhắc tỉa cho phù hợp. Không nên tỉa nhiều lá quá cây sẽ quang hợp kém, tỉa lá ít quá cây lại không tập trung được dinh dưỡng để nuôi quả.
Thụ phần dưa leo
Khoảng 30 – 50 ngày khi trồng thì dưa leo bắt đầu ra hoa kết trái, các nách lá bắt đầu đâm hoa đực, hoa cái và nhánh. Để đảm bảo năng suất cao nhất bạn nên thụ phân giúp cây bằng cách lấy hoa đực úp lên hoa cái để phấn rơi vào cơ quản sinh sản của dưa cái thuận lợi cho quá trình thụ phấn.
Dưa chuột sẽ thu hút rất nhiều loài gây hại trong vườn như ốc sên, rệp, nấm và bệnh phấn trắng,…
Nếu bạn trồng dưa chuột tại nhà thì không nên sử dụng thuốc trừ sâu hay các hóa chất khác để kiểm soát dịch hại. Cách đơn giản nhất để giữ cho cây của bạn khỏe mạnh là nên cắt tỉa chúng thường xuyên. Hãy loại bỏ các lá ở phía dưới sát mặt đất cũng như nhánh dây leo phát triển bên ngoài thân chính.
Thường xuyên theo dõi tình trạng phát triển của cây để kịp thời phát hiện và xử lý sâu bệnh. Trong trường hợp nếu bắt buộc phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật nên lựa chọn những thuốc có nguồn gốc thực vật và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng trong quá trình sử dụng.
Thu hoạch và bảo quản dưa leo giàn tại nhà
Cây dưa leo sau khi trồng khoảng 60 – 80 ngày, tùy theo giống cây trồng và điều kiện chăm sóc thì dưa cho thu trái. Thu hoạch dưa leo tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ.
Bạn có thể bảo quản dưa leo trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ngâm trong nước muối loãng bên ngoài.
Dưa leo có rất nhiều cách chế biến khác nhau tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ăn sống hoặc sử dụng chúng để trộn salad nhằm giữ nguyên hương vị và hàm lượng dinh dưỡng vốn có trong dưa.
Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa leo baby thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.