Cách trồng dưa leo trên sân thượng sai trĩu quả
Việc trồng dưa leo ở vườn hay đồng ruộng là rất phổ biến và không áp dụng các kỹ thuật canh tác quá cầu kỳ, tuy nhiên nếu trồng dưa leo trên sân thượng thì sẽ thế nào? việc chăm sóc chúng có dễ dàng như ngoài đồng không và nhiều câu hỏi khác sẽ được Lisado giải đáp thông qua bài viết cách trồng dưa leo trên sân thượng dưới đây.
Lợi ích của việc trồng dưa leo trên sân thượng
Nội dung chính:
Trồng dưa leo trên sân thượng có rất nhiều lợi ích và dưới đây là một số lợi ích cơ bản của việc trồng dưa leo trên sân thượng đem lại:
- Cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho bữa ăn gia đình
- Cải thiện không gian sống
- Hạn chế sâu bệnh hại cho cây dưa leo
- Tăng năng suất cây
- Tận dụng tối đa không gian đồng thời làm giảm nhiệt độ cho ngôi nhà
Nhìn chung việc trồng dưa leo trên sân thượng hay bất cứ loại cây nào đều rất có ích cho gia đình tuy nhiên cần phải lựa chọn loại cây hợp lý để cây có thể phát triển và cho năng suất như bình thường.
Đặc tính sống của dưa leo
Dưa leo hay dưa chuột là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí (Cucurbitaceae). Chúng được xem là loại rau ăn quả thương mại quan trọng và được trồng lâu đời trên thế giới dần trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất bao gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha.
Dưa leo là cây có bộ rễ phát triển kém chúng chỉ mọc cách mặt đất khoảng 30 – 40cm. Thân cây dây leo dài trung bình từ 1-3m có nhiều tua cuốn bám lên các giá thể để định hình và phát triển, lá đơn to mọc cách trên thân, rìa lá có nhiều răng cưa.
Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính, hoa cái thường mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt, hoa đực mọc thành chùm từ 5 – 7 hoa và thường tự thụ phấn bằng côn trùng hay gió.
Quả dưa leo lúc còn non có gai xù xì nhưng khi trái lớn gai từ từ mất đi thay vào đó là vẻ bề ngoài căng mọng nước. Tùy theo từng giống dưa mà trái của chúng cũng có màu sắc khác nhau. Thông thường khi còn xanh chúng có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn sau khi chín trái chuyển dần sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Trái tăng trưởng rất nhanh, tùy theo giống, có thể thu trái từ 8 – 10 ngày sau khi hoa nở.
Trồng dưa leo vào thời điểm nào là tốt nhất?
Dưa leo có thể trồng quanh năm tuy nhiên dưa chuột là cây ưa thời tiết nắng ấm, nhiệt độ thích hợp nhất cho dưa chuột phát triển là vào khoảng 20 – 30 độ C. Do đó chúng không thích hợp trồng ở những nơi có thời tiết giá lạnh. Đối với những nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm có thể trồng dưa chuột mọi lúc.
Còn đối với những khu vực thời tiết nắng nóng mưa nhiều cũng không quá thích hợp trồng dưa chuột bởi nếu quá nắng chúng sẽ phát triển chậm lại. Còn khu vực miền bắc có mùa đông lạnh thì nên tránh những tháng nắng nóng cao điểm (tháng 5, 6, 7) và những tháng rét đậm (tháng 11, 12) thì có thể trồng được loại cây này.
Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều dòng dưa chuột được nghiên cứu mới ra hoặc nhập khẩu từ nước ngoài vào có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt tuy nhiên thời tiết mát mẻ vẫn là điều kiện tốt nhất để phát triển.
Cách trồng dưa leo trên sân thượng
Bạn có thể trồng dưa leo vào thùng xốp hay chậu tùy thuộc vào diện tích và điều kiện sân thượng của gia đình để tìm loại dụng cụ phù hợp.
Đất trồng ở đây sẽ có 2 cách để chuẩn bị:
- Sử dụng đất hữu cơ có sẵn mua tại các cửa hàng cây giống để trồng
- Tự trộn đất theo tỉ lệ 3 đất : 2 mụn dừa : 2 trấu hun : 3 phân hữu cơ.
Đối với việc sử dụng đất đã có sẵn bạn có thể đảm bảo được chất lượng đất không nhiễm nấm bệnh, an toàn cho cây trồng và người sử dụng. Còn đối với đất tự trộn thì việc đảm bảo sạch hoàn toàn là rất khó nhưng đổi lại chúng không tốn kinh tế và nguyên liệu trộn có thể được cung cấp ngay từ gia đình mình.
Một lưu ý khi trồng dưa leo trên sân thượng chính về nhiệt độ và ánh sáng, cây dưa leo là loại cây ưa sáng tuy nhiên khi trồng trên sân thượng nếu vào mùa hè nhiệt độ sẽ khá cao dễ khiến cây mất nước và héo úa hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của quả chính vì thế mà bạn nên xem xét vị trí sân thượng tại gia đình mình để cân nhắc có cần làm mái che cho chúng hay không.
Ủ hạt giống
Trước khi gieo trồng cần ngâm ủ hạt giống để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm lớn nhất của hạt. Ngâm hạt giống dưa leo trong nước ấm khoảng 2-3 tiếng sau đó vớt ra ủ với khăn ẩm. Khi hạt đã nứt nanh nhú mầm trắng thì đem gieo trực tiếp vào đất đã được xử lý, gieo hạt.
Gieo hạt giống
Bạn có thể lựa chọn gieo trực tiếp hạt giống vào thùng xốp hay chậu hoặc gieo hạt vào khay và chăm sóc đến khi cây con cứng cáp rồi chuyển vào chậu để cây tiếp tục phát triển.
Đối với phương pháp gieo hạt trực tiếp vào thùng xốp nên đào sẵn các hố có khoảng cách khoảng 30-40cm mỗi hố sâu khoảng 0,5cm gieo hạt cho đầu rễ hướng thẳng góc xuống đất, để đầu hạt ngang bằng với mặt đất. Sau đó lấp đất lên mặt hạt.
Còn đối với trồng cây dưa leo trong xô hay chậu bạn có thể trồng 1-2 cây trong cùng một chậu tùy theo kích thước của chậu nếu kích thước nhỏ nên trồng mỗi cây một chậu sẽ thuận lợi hơn cho quá trình phát triển của cây. Lưu ý trong quá trình gieo hạt hạn chế tác động đến mầm nhú sẽ khiến cây có thể không thể mọc được.
Trong thời gian cây mới mọc sẽ rất yếu ớt và dễ bị côn trùng cắn phá chính vì thế bạn nên theo dõi kỹ cho đến khi chúng cứng cáp.
Chăm sóc dưa leo
Tưới nước
Dưa leo là loại cây ưa nước chính vì thế nên bổ sung lượng nước đầy đủ để cây sinh trưởng và phát triển bình thường. Tuy nhiên đối với thùng hay chậu không đục lỗ thoát nước nên kiểm soát lượng nước tốt tránh gây ngập úng rễ để chết cây. Nên tưới 2 lần/ngày cho dưa vào sáng sớm và chiều mát. Đặc biệt, vào giai đoạn trổ hoa cây không thể bị thiếu nước bởi chúng là giai đoạn quyết định quả có thể thụ và phát triển được hay không.
Làm giàn
Dưa leo là giống thân leo nên việc làm giàn để chúng phát triển và tránh cho quả trạm với đất dễ gây thối hỏng hay cong vẹo và điều rất cần thiết. Tùy theo diện tích của sân thượng gia đình bạn mà bạn có thể thiết kế giàn leo phù hợp nhất. Một số thiết kế phổ biến như chăng dây hình lưới, giàn leo hình chữ A hay chỉ đơn giản cắm que để chúng phát triển tốt.
Bón phân
Dưa chuột được xem là loại cây phát triển nhanh nếu muốn cây ra trái nhiều lứa mà vẫn giữ nguyên chất lượng hãy áp dụng chu kỳ bón phân sau:
- Bón lần đầu tiên khi cây ra 1- 2 lá thật
- Bón lần 2 khi cây cần ra hoa
- Bón lần 3 khi cây ra hoa rộ
- Bón lần 4 khi cây vừa thu hoạch lứa đầu tiên
Lưu ý trong quá trình chăm sóc nên tỉa bớt các nhánh dư thừa thông thường chỉ để khoảng 4-6 nhánh và không nên để mọc quả ở dưới gốc bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây. Ngoài ra trong quá trình hoa nở rộ nếu sân thượng nhà bạn kín gió và ít côn trùng nên chủ động thụ phấn cho trái để cây có thể thụ quả và phát triển trái.
Phòng ngừa sâu bệnh
Một số loại sâu bệnh phổ biến của cây dưa leo sâu xám, sâu vẽ bùa, bọ trĩ và sâu xanh ăn lá tuy nhiên việc trồng trên sân thượng số lượng sâu và nấm bệnh giảm đi rất nhiều chính vì thế nếu thấy xuất hiện sâu bạn nên bắt thủ công nhằm tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn cho sản phẩm gia đình dùng.
Luôn giữ cho vườn luôn được thông thoáng để hạn chế bệnh hại. Đồng thời có thể sử dụng một số chế phẩm sinh học để đẩy lùi bệnh hại mà không ảnh hưởng đến chất lượng hay sự an toàn của người dùng.
Thu hoạch dưa leo
Dưa leo là loại cây trồng ngắn ngày với chu kỳ khoảng 60-80 ngày. Sau khi cây ra hoa tầm 8-10 ngày là đã có thể thu hoạch dưa. Khi thu hoạch dưa tốt nhất nên thu hoạch vào sáng sớm để vết cắt không thoát quá nhiều nước ảnh hưởng đến lứa ra trái tiếp theo của cây.
Dưa leo là một loại quả thuần tính, chứa phần lớn là nước và chất xơ cùng một số loại vitamin cần thiết khác. Chính vì thế việc bổ sung chúng vào thực đơn hàng ngày là một việc làm cần thiết. Dưa có thể chế biến thành nhiều món ăn tùy theo khẩu vị của gia đình. Đây cũng là một loại thực phẩm được lựa chọn hàng đầu cho những người ăn kiêng bởi lượng calo thấp.
Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa leo baby thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.