Tôi đã khắc phục vườn măng tây bị bệnh ra sao?
Tôi đã khắc phục vườn măng tây bị bệnh ra sao? Măng tây là một loại cây trồng khó, khó vì măng tây nhạy cảm thời tiết. Cây măng tây ưa ẩm mùa nóng nhưng lại ghét ẩm mùa mưa. Chính vì măng tây cho thu hoạch thường xuyên khiến cây thường hay yếu và bị bệnh.
Thông thường, măng tây phát triển và cho thu hoạch rất tốt vào những năm 1 và năm 2 nhưng sau đó, măng tây gặp rất nhiều vấn đề về bệnh khiến gốc măng bị hỏng và năng suất kém dần. Rất nhiều phương pháp chữa thì có rất nhiều, nhưng chỉ chữa được bề nổi của vấn đề.
Nếu chữa bệnh mà chỉ chữa bể nổi mà không hiểu nguyên nhân, bản chất của nó thì rất khó chữa dứt điểm bệnh. Tôi đã đi thăm quản, học hỏi rất nhiều vườn nhưng khẳng định là 99,99% các vườn đều có bệnh. Dù có trồng bằng phương pháp hữu cơ hay hướng an toàn thì măng tây luôn tồn tại bệnh bên sâu trong gốc.
Chính vì vậy, khi trồng măng tây, hãy học tập cách “sống chung với lũ”, sống chung với bệnh. Hiểu bản chất vấn đề sẽ giúp bạn sẽ kiểm soát được tình hình bệnh hại và tiết kiệm rất nhiều chi phí “thử thuốc” mà lại không trị được tận gốc bệnh.
Trước tiên, ta cùng tìm hiểu về cây măng tây, măng tây được đưa về nước ta từ những năm 2005 và phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây, vùng trồng mạnh và có năng suất cao được kể đến như Ninh Thuận, Bình Thuận. Lý do tại sao những vùng này lại trồng tốt tôi có thể nói rằng nơi đây có những đặc sản mà măng tây rất thích đó là nắng và đất cát.
Đây là một trong những yếu tố khiến măng tây ở những vùng này có điều kiện để phát triển tốt nhất ở Việt Nam. Tôi trồng măng tây ở Bắc Ninh, miền Bắc có những khó khăn riêng, chỉ khi bạn đi và tìm hiểu cách trồng và điều kiện khí hậu, bạn mới có thể thấy rõ sự khác biệt.
Lại nói về măng tây, măng tây là cây ưa ẩm nhưng không chịu được thời tiết mưa dầm kéo dài của Miền Bắc, măng tây bị dư ẩm sẽ khiến bộ rễ bị nghẹt và sẽ phát sinh nấm bệnh ở gốc. Có bao giờ bạn tự hỏi, trồng năm 1 đầu cây măng rất khỏe nhưng đến năm thứ 2 thì măng tây gặp rất nhiều vấn đề.
Một trong những nguyên nhân đó là đất trồng trong 1 năm bị nén chặt bởi mưa nắng khiến bệnh trên cây măng tây phát sinh từ chính bản thân gốc rễ. Dù có tưới nhiều thuốc, phun nhiều thuốc cỡ nào thì thuốc cũng rất hạn chế có thể thẩm thấu xuống gốc, rễ của cây măng.
Dù có dùng thuốc lưu dẫn mạnh từ lá xuống gốc nhưng không thể triệt tiêu các mầm bệnh ở trong môi trường đất được chôn sâu. Chính vì như vậy, tôi mới nói, phun thuốc chỉ giải quyết các vấn đề bề mặt của vấn đề.
Xem thêm: Măng tây nướng: đơn giản, dễ làm, thơm ngon, dinh dưỡng | Lisado
Tôi đã khắc phục vườn măng tây bị bệnh ra sao: 3 vấn đề cần phải chú ý khi trồng măng
Vấn đề 1: Độ ẩm đất
Nội dung chính:
Như đã nói, măng tây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng và dư ẩm (trạng thái đất bị ngậm quá nhiều nước do mưa dài ngày). Để giải quyết vấn đề này, hãy cung cấp thật nhiều chất hữu cơ trộn lẫn trong đất. Điều này giúp đất thông thoáng, cung cấp đủ oxi rễ phát triển và hạn chế đất bị nén chặt sau mưa.
Vấn đề 2: Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí quá cao và kéo dài khiến bệnh phát triển từ phía trên ngược xuống gốc. Bệnh này có thể xuất phát từ các vùng trồng xung quanh, các bệnh khác trên cây trồng khác theo gió và gây hại cho cây măng của bạn.
Gặp điều kiện thuận lợi độ ẩm không khí cao thì bệnh sẽ phát triển mạnh. Các tốt nhất là khi gặp tình trạng độ ẩm không khí cao kéo dài nên phun phòng một số loại thuốc chống nấm bệnh.
Đọc thêm: Bạn đã biết cách chế biến các món ăn từ măng tây? | Lisado
Vấn đề 3: Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây măng, thời tiết lạnh dưới 18 độ, măng sẽ ngừng sinh trưởng. Măng phát triển tốt nhất từ 28 đến 35 độ. Với những vùng nắng nhiều và gió như Ninh Thuận thì cực kỳ phù hợp với điều kiện sinh trưởng của măng.
Ở những vùng này thường có ít mưa, độ ẩm không khí thấp. Với thời tiết lạnh ở miền bắc bạn có thể chọn giải pháp trồng trong nhà màng, tuy nhiên, phương pháp này sẽ tốn kém và cần được tính toán cụ thể.
Hướng giải quyết tình trạng bệnh của cây măng.
Cách duy nhất là chuyển đổi sang phương pháp trồng hữu cơ, với những lý do như sau:
- Cung cấp đủ nguồn hữu cơ và vi sinh giúp cây phát triển khoẻ tận gốc và rễ, do đó khả năng chống chịu bệnh sẽ tốt hơn.
- Làm đất tơi xốp do có sự hoạt động hàng tỉ vi sinh vật trong đất, tạo môi trường cho các loại giun dế, rắn, rết, cóc nhái … phát triển và cải tạo môi trường trong đất trồng một cách bền vững.
- Các yếu tố khác như sản phẩm chất lượng tốt hơn, an toàn cho người tiêu dùng, là hướng đi của thế giới hay cây phát triển khoẻ mạnh hơn tôi không nói vì cái này ai làm nông nghiệp cũng biết rồi.
Lisado Việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị, vật tư thủy canh như: giàn trồng rau thủy canh lắp ghép, ống nhựa thủy canh, rọ nhựa thủy canh, giá thế gieo trồng, hạt giống nhập khẩu chất lượng…Trồng rau thủy canh sẽ không còn là vấn đề khó khăn khi đội ngũ kỹ thuật của Lisado Việt Nam sẽ luôn đồng hồng cùng bạn. Hỗ trợ cách trồng cho người mới từ A-Z, đảm bảo 100% thành công.
Có thể bạn quan tâm: Cách làm măng tây hầm xương ngọt vị, giàu dinh dưỡng | Lisado