Tháng 8 nên trồng loại rau sạch nào cho bữa ăn gia đình?

Tháng 8 nên trồng loại rau sạch nào cho bữa ăn gia đình?

Tháng 8 nên trồng loại rau sạch nào cho bữa ăn gia đình? Trồng rau sạch tại nhà đang là xu hướng được nhiều bà nội trợ thực hiện. Tuy nhiên khí hậu tại Việt Nam lại thay đổi rõ rệt theo các mùa, vậy nên các chị các mẹ thường băn khoăn không biết nên trồng gì vào tháng Tám tới đây. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn để có một mùa rau bội thu.

Tháng 8 là thời điểm vừa mới chớm thu, thời tiết cũng không quá nóng như tháng sáu, tháng bảy cũng không quá lạnh như những tháng mùa đông. Tháng 8 chính là thời gian lý tưởng để bạn có thể tự trồng rau quả sạch tại nhà, thu được nhiều sản phẩm.

Tháng 8 nên trồng loại rau sạch nào cho bữa ăn gia đình?

Rau xà lách – rau ăn sống được ưa thích

Là loại rau được ưa chuộng để làm salad hoặc ăn sống, nhưng rau xà lách ngoài thị trường thường không đảm bảo an toàn vì có hàm lượng thuốc trừ sâu, phân bón cao. Nên nếu được thì tốt nhất là bạn nên trồng tại nhà.

Loại rau này trồng cũng rất đơn gian bởi chúng không kén đất. Tuy nhiên tốt nhất nên sự dụng đất chuyên dụng trồng rau sạch như đất tribat, có thể trộn thêm xơ dừa để thoát nước tốt hơn.

Tháng 8 nên trồng loại rau sạch nào cho bữa ăn gia đình?

Cách trồng cực đơn giản: ngâm hạt với nước ấm 1-2 giờ rồi đem gieo sâu vào đất độ sâu khoảng 0.5cm. Xà lách ưa bóng râm mát, có độ sáng vừa đủ, muốn rau giòn và tươi thì tưới nước thường xuyên. Sau khoảng từ 30-50 ngày, bạn thu hoạch chúng bằng cách cắt ngọn để ăn dần và bón phân vi chất bổ sung dinh dưỡng cho đợt sau.

Ngoài cách trồng bằng hạt giống thì bạn cũng có thể trồng bằng các cây giống.

Su hào sớm đầu đông

Su hào là loại rau củ có thể bắt đầu trồng sớm từ tháng 8. Chúng là loại cây ưa lạnh và khô. Chính vì thế giai đoạn này rất thích hợp về thời thiết cho su hào phát triển.

Trồng su hào tại nhà theo cách sau: Chuẩn bị thùng xốp, chậu hoặc bồn để trồng cây, sau đó sử dụng đất chuyên dụng dùng trồng rau sạch cho vào thùng xốp. Hạt sau khi ngâm nước ấm gieo sâu từ 0.3 – 0.5 cm dưới bề mặt đất ẩm. Khoảng 20 ngày sau, khi lá non đã mọc, bạn chuyển cây con vào chậu trồng, thùng xốp, mỗi chậu trồng từ 2-3 cây. Sau khoảng 80 ngày kể từ gieo trồng là lúc bạn có thể ngắt củ để ăn.

Cũng tương tự như xà lách, để đẩy nhanh thời gian gieo hạt, bạn có thể lựa chọn mua cây giống để trồng.

Cải bó xôi – thích hợp với nhiều món ăn

thang-8-nen-trong-loai-rau-sach-nao-cho-bua-gia-dinh

Đây là một loại rau rất dễ trồng, chỉ sau 35 – 40 ngày là đã có thể thu hoạch. Cải bó xôi có nhiều chất dinh dưỡng; dễ dàng chế biến nhiều loại món ăn như: có thể hấp, luộc, xào, nấu canh với tôm, thịt. Rau giàu Vitamin nhóm B, K, Kali,… là sản phẩm có lợi cho sức khỏe.

Kinh nghiệm trồng rau sạch của các chị em đối với cải bó xôi như sau: Bạn cần chuẩn bị thùng xốp, đất chuyên dụng và hạt giống. Khi gieo hạt, bạn nên tưới nước đều đặn nhưng với một lượng tương đối để cây không rơi vào tình trạng ngập úng. Khi cây ra lá, bạn nên đánh ra chậu lớn để trồng, thời gian thu hoạch là sau từ 35 đến 40 ngày.

Khi thu hoạch rau cải, bạn có thể nhổ cây tỉa thưa ăn dần. Nên bổ sung phân vô cơ với hàm lượng nhỏ để rau mọc thêm nhánh xanh tốt hơn sau khi thu hoạch.

Đậu bắp có hàm lượng chất sơ và vitamin cao

Loại này có thời gian sinh trưởng ngắn, thích nghi với khí hậu vùng nhiệt đới nóng ẩm.

Các bạn có thể trồng đậu bắp theo cách sau: Chuẩn bị đất tribat tơi xốp, gieo hạt được ủ ẩm vào lỗ sâu khoảng 1-2cm rồi lấp lại, tưới ẩm. Sau 2-3 ngày hạt sẽ nảy mầm, khi cây con được tầm 7-10 ngày thì bạn tỉa những cây yếu đi, để lại những cây khỏe. Sau đó, chuyển cây con vào trong chậu hoặc thùng xốp khác để chúng phát triển.

Bón phân vô cơ theo quy chuẩn để cho quả phát triển nhanh, sau 50 – 60 ngày thì có thể thu hoạch.

Hy vọng với những thông tin về cách trồng rau sạch vào tháng 8 tới đây sẽ giúp ích cho kế hoạch trồng rau quả tại nhà của các bạn.

Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.

Xem thêm: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của rau trồng thủy canh

5/5 - (2 bình chọn)

Menu chính