Tác dụng phụ của lá trà xanh tươi
Uống trà xanh là một trong những sở thích của rất nhiều người. Bởi trà xanh không chỉ giúp giải khát tốt mà còn đem đến rất nhiều những lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng trà xanh tươi quá nhiều rất có thể sẽ làm phản tác dụng. Vậy điều đó có ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về tác dụng phụ của lá trà xanh tươi bạn nhé!
1. Có thể bạn chưa biết tác dụng phụ của lá trà xanh tươi khi sử dụng quá nhiều
Trà xanh tươi luôn được biết đến như một thức uống tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn sử dụng quá nhiều thì chúng lại mang đến rất những tác động tiêu cực. Dưới đây là một số tác dụng phụ của lá trà xanh tươi.
1.1. Ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt của cơ thể
Nội dung chính:
Trà xanh tươi hay bất kỳ loại trà nào khi hâm thành nước uống sẽ tiết ra một lượng tanin lớn kích thích cơ thể hấp thụ. Đây là một trong những hợp chất gây ra chứng khó hất thụ sắt ở đường ruột chúng ta. Như đã biết, thiếu sắt là một biểu hiện tiêu cực có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là hoạt động của bộ nào. Vậy nếu bạn đang gặp các dấu hiệu về thiếu sắt thì tránh sử dụng trà xanh tươi nhiều nhé!
1.2. Gây mất ngủ kéo dài
Một trong những tác dụng phụ của lá trà xanh tươi thường thấy nhất có lẽ là chứng mất ngủ. Melatonin, hormone báo hiệu các cơn buồn ngủ sắp ập đến để bộ não điều khiển các hành vi của cơ thể. Truy nhiên sự có mặt của cafein – chất gây nghiện sẽ làm cản trở quá trình sinh ra của melatonin khiến chất lượng của bạn suy giảm dẫn đến mất ngủ kéo dài.
Khi chứng mất ngủ kéo dài quá lâu khiến sức khỏe suy giảm, các cơ quan không đào thải được độc đố gây mệt mỏi, suy giảm trí nhớ. Đặc biệt thiếu ngủ còn là nguyên nhân khiến bạn ý thừa mỡ và rối loạn chuyển hóa glucose trong máu.
1.3. Áp lực căng thẳng tâm lí
Việc làm ảnh hưởng can thiệp vào nhịp sinh học tự nhiên cũng là nguyên nhân chính khiến chúng ta thường xuyên bị căng thẳng. Cơ thể mệt mỏi cần được nghỉ ngơi nhưng lại ép cơ thể hoạt động bằng cách sử dụng lá trà xanh tươi thường xuyên khiến các khối cơ mệt mỏi và dần trở nên căng thẳng.
Từ sự cẳng thẳng đó, sẽ khiến bộ não luôn trong trạng thái lo âu, áp lực. Và nếu trà xanh đang làm bạn mệt mỏi, cẳng thẳng thì có thể cân nhắc đổi sang các trà thảo mộc nhé!
1.4. Buồn nôn
Như đã giới thiệu ở trên trong tất cả các loại trà đều có chứa hợp chất tanin. Hợp chất có vị chát, đắng nhẹ từ đó kích thích các mô của cơ quan tạo cảm giác buồn nôn và đau dạ dày khi sử dụng quá nhiều. Mỗi cơ thể sẽ thích nghi với một lượng trà xanh khác nhau vì vậy chỉ lên sử dụng không quá 500ml trà xanh mỗi ngày.
1.5. Ảnh hưởng đến phụ sản
Cafein có trong trà xanh được khuyến cáo là chất có hại đến sức khỏe thai kỳ. Nếu hấp thụ một lượng quá lớn vào cơ thể rất có thể sẽ gây ra sảy thai hoặc bé sinh ra nhẹ cân. Tuy nhiên điều này chưa thực sự được nghiên cứu nào khẳng định nhưng để đảm bảo mẹ có thể sử dụng qua các loại trà thảo mộc.
1.6. Hoa mắt chóng mặt
Một trong những tác dụng phụ của lá trà xanh tươi nữa mà có thể bạn chưa biết đó là sử dụng trà xanh quá nhiền sẽ khiến bạn bị hoa mắt chóng mặt. Vì vậy thay vì uống quá nhiều bạn có thể nhâm nhi từng chút nhỏ để hạn chế tình trạng gây chóng mặt nhé!
2. Uống trà xanh như thế nào để đảm bảo sức khỏe
Thói quen uống trà xanh là một trong những thói quen tốt, tuy nhiên không vì thế mà lạm dụng việc sử dụng trà xanh cần uống đúng thời điểm và liều lượng. Dưới đây là cách uống trà xanh tốt mà bạn có thể tham khảo.
- Thời gian thích hợp để có thể nhâm nhi một ly trà xanh đó chính là sau bữa sáng khoảng 1 – 2 tiếng hoặc đầu giờ chiều sau khi đã ăn trưa 1 – 2 tiếng. Trà xanh sẽ giúp bạn tỉnh táo và bắt đầu công việc một cách hiệu quả hơn.
- Mỗi ngày chỉ nên uống 3 – 4 cốc trà là đủ.
- Không nên uống trà trước khi đi ngủ hoặc bụng đang đói.
Mặc dù rất tốt cho cơ thể nhưng tác dụng phụ của lá trà xanh tươi khi sử dụng quá liều cũng không hề ít. Vì thế, bạn hãy chú ý một chút khi sử dụng trà xanh nhé!