Phương pháp duy trì bể chứa dinh dưỡng thủy canh
Đây là một nền tảng vững chắc để duy trì bể chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh của bạn. Bể chứa là trung tâm – thành phần chủ chốt trong mỗi loại hệ thống thủy canh. Những thông tin thiết yếu này sẽ giúp bạn kiểm soát hiệu quả các loại hệ thống. Hãy tạo nên những vườn thủy canh hoàn hảo bằng cách duy trì bể chứa dung dịch dinh dưỡng của bạn nhé.
Các bước
1. Những thông tin này áp dụng với đa dạng các loại rau củ thường dùng trong bữa ăn hàng ngày.
2. Nhiều loại rau khác nhau cũng sẽ cần những nồng độ pH và dinh dưỡng khác nhau.
3. Hãy sử dụng máy đo tổng lượng chất rắn hòa tan và độ dẫn điện trong một lượng nước mẫu trước khi đưa vào bể chứa.
Nếu kết quả đo lường là 300 ppm (parts per million) hoặc lớn hơn, bạn có thể cần phải chạy hệ thống thẩm thấu ngược hoặc chưng cất nước. Hãy chắc chắn kiểm tra tổng mật độ các chất này trong nước trước khi bạn thêm các chất dinh dưỡng vào để tiến hành nuôi trồng cây (khoảngtừ 0-50 ppm). Mật độ một chất bất kì nào đó có thể trên 100 ppm vẫn được, miễn là bạnchú ý cẩn trọng tới các chất dinh dưỡng vi lượng có trong mẫu nước.
4. Sử dụng máy dò kỹ thuật số để đo độ đậm đặc và độ pH trong dung dịch dinh dưỡng hàng ngày và mỗi ngày đều nên tiến hành vào một khung giờ cố định.Ghi chép lại kết quả để theo dõi quá trình và những biến đổi xảy ra.
5. Đối với các chất dinh dưỡng trong bể chứa, bạn không thể đọc được thông tin về chúng một cách chính xác tuyệt đối thông qua các dải giấy màu thử hay những bộ dụng cụ ống thử nghiệm.
Để đọc được thông tin một cách chính xác hơn từ thiết bị kiểm tra, hãy tiến hành kiểm tra sau khi chất dinh dưỡng đã được chạy qua hệ thống ít nhất một lần (kiểm tra, đo lường vào lần thứ 2 sẽ hiệu quả hơn).
6. Điều chỉnh nồng độ pH trong dung dịch dinh dưỡng của bạn bằng các dung dịch thích hợp như pH Up hay pH Down (các sản phẩm thương mại hay các chất gia dụng thông thường được thêm vào các dung dịch dinh dưỡng thủy canh để ngay lập tức làm tăng hoặc giảm độ pH trong dung dịch).
Chú ý: Việc điều chỉnh độ pH sẽ ảnh hưởng đến mức độ đậm đặc của dung dịch dinh dưỡng. Nồng độ pH thích hợp nhất là từ 5.5 đến 6.2, không nên vượt quá 6.5 hoặc thấp hơn 5.5 dù bạn đang trồng bất kì loại rau nào.
7. Hãy sử dụng máy đo tổng lượng chất rắn hòa tan hay máy đo độ dẫn điện (TDS/PPM, EC meter) để kiểm tra độ đậm đặc của dung dịch dinh dưỡng.
Nếu quá mạnh, hãy thêm nước vào dung dịch. Nếu dung dịch dinh dưỡng thủy canh quá yếu, hãy thêm vào một ít dưỡng chất thủy canh. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn kiểm tra lại độ pH sau mỗi lần điều chỉnh dung dịch.
8. Thay đổi/ bổ sung dung dịch vào bể chứa khi máy đo TDS/PPM cho thấy lượng dung dịch đang ở dưới mức nhu cầu của cây trồng.
9. Một chất dinh dưỡng bổ sung phù hợp không nên được sử dụng quá 3 đến 4 lần để thay đổi hay bổ sung dưỡng chất cho dung dịch.
Đừng sử dụng dinh dưỡng tổng hợp để bổ sung cho dung dịch cây trồng.
10. Sẽ rất tốt nếu bể chứa dinh dưỡng của bạn lớn hơn hoặc bằng thể tích rỗng của những chiếc chậu hay thùng chứa mà bạn dùng để làm khay đặt cây trồng.
Ví dụ, nếu bạn sử dụng 1 chiếc chậu 20L, bạn nên dùng ít nhất 20L chất dinh dưỡng. Nếu mức dinh dưỡng tối thiểu gấp đôi thể tích của khay thì càng tốt. Tốt nhất nên sử dụng bể chứa dinh dưỡng có kích thước lớn nhất (trong điều kiện cho phép).
11. Chúng ta đều biết rằng môi trường dinh dưỡng phụ thuộc vào thể tích và nhu cầu của cây trồng cũng như tốc độ thoát hơi nước của cây và luôn không ngừng thay đổi.
Tốt nhất bạn vẫn nên bổ sung dinh dưỡng vào trong nước mỗi ngày.
12. Khi đã tận dụng hết lợi ích của dung dịch dinh dưỡng này, bạn có thể bón nó cho những cây trồng dưới đất.
13. Vườn thủy canh sẽ phát triển tốt hơn trong điều kiện ngoài trời, nhưng chúng ta cũng cần phải tính đến sự ảnh hưởng của thời tiết.
Khi nuôi trồng ngoài trời, bạn phải làm mọi cách để tránh nước mưa hay các chất lỏng khác rơi xuống hệ thống vườn trồng thủy canh, tránh gây loãng dung dịch dinh dưỡng.
14. Nếu lựa chọn nuôi trồng trong nhà, bạn cần cung cấp ánh sáng phù hợp cho nhu cầu phát triển của cây.
Lời khuyên khi sử dụng dung dịch thủy canh
- Hãy chắc chắn rằng dưỡng chất bạn sử dụng trong hệ thống trồng rau thủy canh phù hợp với từng loại cây trồng
- Nước máy có thể chứa các hóa chất có thể ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Nếu nước có mùi clo, tốt nhất để cho nước lắng đọng cho 24 giờ trước khi thêm vào bể chứa của bạn. Khi phơi nước bên ngoài môi trường, sẽ giúp cân bằng nhiệt độ của nước với nhiệt độ của căn phòng, tránh gây sốc cho hệ thống rễ cây.
- Tốt nhất nên bổ sung nước cho cây vào 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Một hướng dẫn tốt là chú ý đến lá cây. Khi lá có dấu hiệu héo cần thêm ngập nước vào bể chứa
- Oxy của dung dịch dinh dưỡng là rất quan trọng cho sự hấp thu chất dinh dưỡng của cây. Bên cạnh việc cung cấp đủ dưỡng chất cho cây trồng, bạn cần tạo sự luân chuyển dòng dinh dưỡng để tạo thêm oxy. Có thể sử dụng máy bơm để tạo sự luân chuyển.
- Một hồ chứa lớn hơn cho phép dung tích lớn hơn để hạn chế sự thay đổi của PPM / TDS EC, lượng nước của cây trồng và độ pH. Tốt nhất là bạn nên tạo hồ chứa lớn nhất có thể, vừa với khu vực gieo trồng cây
- Lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho hệ thống cây trồng sẽ phụ thuộc vào loại cây, nhiệt độ và độ ẩm không khí.
- Giữ nhiệt độ dung dịch dinh dưỡng của bạn giữa 70 / 78 ° F (-17,3 ° C) -21 / 25C. Đây là những chỉ số lý tưởng cho sự phát triển của cây.
Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm, vật tư nông nghiệp, hãy tới với Lisado. Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, Lisado cung cấp vật tư nông nghiệp chính hãng cùng các dịch vụ thi công nhà kính trồng rau, nhà màng, nhà lưới nông nghiệp trọn gói với việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất đem lại nhiều giá trị quan trọng đối với bà con nông dân.
Theo: https://www.wikihow.com/Maintain-a-Hydroponic-Nutrient-Reservoir
Tham khảo thêm dinh dưỡng thủy canh Grow Master đậm đặc cho rau ăn lá
[ux_products cat=”125″]
Tham khảo thêm:
- Vai trò nguyên tố dinh dưỡng đa lượng trong dung dịch thủy canh
- Vai trò nguyên tố dinh dưỡng trung lượng trong dung dịch thủy canh