Độ pH trong dung dịch thủy canh là gì? Đo như thế nào?
Khi trồng rau thủy canh, ngoài các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, thì nồng độ pH của dung dịch thủy canh cũng là yếu tố bạn cần quan tâm để cây phát triển tốt.
1. Độ pH của dung dịch là gì?
Nội dung chính:
PH được xem là từ viết tắt của các thuật ngữ: “pondus hydrogenii” (là độ hoạt động của hiđrô) trong tiếng Latinh hoặc “pouvoir hydrogène” thuật ngữ tiếng Pháp. Còn đối với tiếng Anh, pH có thể là từ viết tắt của “hydrogen power”, “power of hydrogen” hoặc “potential of hydrogen”, các thuật ngữ này về mặt kỹ thuật đều đúng cả.
PH là chỉ số đo hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch. Hay là chỉ số để xá định tính axit hay bazơ của nước hoặc một dung dịch nào đó.
Nếu dung dịch có tính axit cao thì pH ở khoảng từ 0 đến 6.9, còn nếu dung dịch có tính kiềm thì nó có độ pH trong khoảng từ 7.1 đến 14. Nước tinh khiết hoặc nước khử ion là trung hòa với độ pH 7.0
2. Độ pH quan trọng cho sự phát triển của cây
Mỗi loại cây trồng sẽ phát triển tốt trong một phạm vi pH phù hợp. Khi độ pH của một dung dịch không nằm trong khoảng phù hợp sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cây
Nếu cây trồng trong môi trường pH<6.9 tức là môi trường axit cao có thể gặp nhiều triệu chứng như: Thừa nhôm (Al), mangan (Mn), hydrogen (H) độc hại cho người sử dụng. Hoặc có thể dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng như canxi (Ca), magiê (Mg).
Còn nếu trong môi trường kiềm, độ pH>7.1 thì dung dịch sẽ có hiện tượng dư thừa molybdenum (Mo). Trong khi đó các chất phốt pho (P), kẽm (Zn), đồng (Cu), mangan (Mn), sắt (Fe), cobalt (Co) lại bị giảm đi, và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây trồng.
Ngoài ra, độ pH của dung dịch còn bị ảnh hưởng bởi giá thể nuôi dưỡng. Một số giá thể trước khi được đưa vào sử dụng cần phải xử lý để tạo tính trơ về mặt hóa học. Vì vậy, giá thể hoặc rọ nhựa thủy canh được sử dụng càng lâu thì những nhân tố hữu cơ đọng lại trong đó càng nhiều. Cho nên bạn cũng cần thay thế hoặc vệ sinh giá thể và rọ nhựa nếu muốn tái sử dụng.
3. Cách đo độ pH trong dung dịch thủy canh
Bạn có thể tham khảo một số cách kiểm tra độ pH của dung dịch thủy canh dưới đây:
Dùng giấy đo pH
Các dải thử giấy được ngâm tẩm các thuốc nhuộm như: quỳ tím nhạy với pH, làm thay đổi màu sắc khi nhúng vào dung dịch thủy canh. Dải giấy sau đó sẽ được so sánh với thanh biểu đồ màu để xác định độ pH của dung dịch được kiểm tra, chúng sẽ cho biết khoảng nồng độ này là bao nhiêu.
Sử dụng bộ dụng cụ đo pH chuyên dụng
Cách này Ít được sử dụng tại gia đình vì hơi phức tạp và giá thành cao nhưng có độ chính xác tuyệt đối. Bộ dụng cụ đo pH có cơ chế hoạt động bằng cách thêm một vài giọt thuốc nhuộm nhạy pH vào một lượng vừa đủ dung dịch thủy canh và chờ khi màu sắc thay đổi, sau đó so sánh với biểu đồ
Sử dụng bút đo pH
Bút đo pH được cung cấp tại nhiều công ty chuyên về thủy canh. Phương pháp kiểm tra độ pH bằng bút đo có tính chính xác cao và khá dễ sử dụng. Bạn chỉ cần nhúng bút pH vào dung dịch dinh dưỡng. Chờ trong một vài phút và giá trị pH được hiển thị trên màn hình LCD nhỏ trên thân bút.
- Chia sẻ thêm với bạn: Cách kiểm tra nồng độ dinh dưỡng của dung dịch thủy canh.
Hy vọng rằng với những thông tin trên về độ pH trong dung dịch dinh dưỡng, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về yếu tố này. Theo đó, công việc trồng rau thủy canh của gia đình bạn sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm, vật tư nông nghiệp, hãy tới với Lisado. Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, Lisado cung cấp vật tư nông nghiệp chính hãng cùng các dịch vụ thi công nhà kính trồng rau, nhà màng, nhà lưới nông nghiệp trọn gói với việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất đem lại nhiều giá trị quan trọng đối với bà con nông dân.
Please select a valid form