Lưu ý khi tự pha trộn các chất dinh dưỡng thuỷ canh dạng lỏng
Lưu ý khi tự pha trộn các chất dinh dưỡng thuỷ canh dạng lỏng: Nhiều người làm thủy canh – đặc biệt là những người trồng với quy mô lớn – có thể thu được rất nhiều lợi ích từ việc tự mình pha trộn các chất dinh dưỡng. Điều này không chỉ tiết kiệm cho bạn hàng ngàn đô la mỗi tháng mà bạn còn có thể kiểm soát chặt chẽ hỗn hợp của mình hơn so với các dưỡng chất thủy canh được mua tại cửa hàng.
Lưu ý khi tự pha trộn các chất dinh dưỡng thuỷ canh dạng lỏng
Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ viết về năm điều quan trọng bạn nên biết khi tự pha trộn các chất dinh dưỡng thuỷ canh dạng lỏng để bạn có thể tránh được nhiều vấn đề thường xuyên nảy sinh khi bắt đầu pha chế dung dịch thủy canh.
Các dung dịch đậm đặc hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn
Nội dung chính:
Khi pha chế một chất lỏng dạng đậm đặc bạn thường muốn hệ số đậm đặc cao nhất có thể để pha chế được nhiều dung dịch dinh dưỡng nhất mà lại sử dụng ít dung dịch gốc nhất. Tuy nhiên, việc cố gắng để đạt được các hệ số đậm đặc cao hơn (1: 400 – 1: 500) có thể gây ra các vấn đề lớn do khả năng hòa tan của các muối đã được sử dụng và nhiệt độ mà dung dịch gốc sẽ tiếp xúc.
Việc này cũng có thể gây ra sự không chính xác cao với các hệ thống vòi phun hay biến đổi vì độ pha loãng sẽ nhỏ hơn nhiều. Đối với người mới bắt đầu, hãy tiến hành với hệ số đậm đặc 1: 100 và chỉ bắt đầu tăng lên khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm hơn. Nếu bạn đang sử dụng các vòi phun, hãy tránh phạm vi hệ số cao hơn 1: 250, trừ khi bạn thực hiện các biện pháp hiệu chuẩn bao quát hơn với hệ thống vòi phun của mình.
Các tạp chất có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng
Một số muối có thể đi kèm với mức độ tạp chất đáng kể – đôi khi, đó chủ yếu là các chất phụ gia – chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi bạn pha chế dung dịch dinh dưỡng thủy canh. Các muối có chất lượng thấp hơn – chủ yếu là các muối được sử dụng cho phân bón đất hoặc những loại nằm trong OMRI Listed (được phép sử dụng cho các hoạt động hữu cơ được chứng nhận theo chương trình Hữu cơ của Hoa Kì) và lấy trực tiếp từ nguồn khai thác mà không qua tinh chế – có thể gây ra các vấn đề trong quá trình pha chế.
Những vấn đề này bao gồm từ các cặn thừa không được hòa tan trong bể chứa đến lượng độc tố của một số nguyên tố vi mô. Để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất có thể, hãy sử dụng muối phân bón loại dành cho nhà kính và cố gắng tránh các nguồn muối trong OMRI Listed. Các nguồn tổng hợp đã được tinh chế cẩn thận là lựa chọn tốt nhất cho bạn để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất có thể.
Sử dụng nước đã qua khử ion axit để pha chế dung dịch
Hầu hết các nguồn nước ở châu Âu và Mỹ chứa rất nhiều cacbonat do đó không thích hợp cho việc pha chế các dung dịch dinh dưỡng cô đặc bởi các ion này có thể làm cho các muối kết tủa.
Để khắc phục vấn đề này, cách tốt nhất là sử dụng nước chưng cất nhưng vì cách này thường không được lựa chọn – cách tốt nhất tiếp theo là sử dụng nước đã qua thẩm thấu ngược và bổ sung một chút axit (0,5mL / L axit nitric, các axit khác có thể gây ra các vấn đề khác) cho mỗi galong dung dịch cô đặc. Việc này sẽ đảm bảo rằng tất cả mọi thứ được hoà tan và sẽ loại bỏ lượng cacbonat có sẵn trong nước.
Tất nhiên, không nên sử dụng nước máy hoặc nước giếng để pha chế các dung dịch dinh dưỡng thuỷ canh cô đặc.
Xem đầy đủ cách pha chế dung dịch TẠI ĐÂY
Tính đến thể tích của muối khi pha chế
Một sai lầm rất phổ biến khi pha chế là bạn chỉ thêm muối vào thể tích sau cùng của dung dịch gốc mình mong muốn. Đây là một sai lầm vì muối cũng chiếm 1 phần thể tích. Nếu bạn muốn pha chế 1 lít dung dịch cô đặc và bạn cần thêm vào 100g kali nitrat, việc thêm 100g kali nitrat vào 1L nước sẽ tạo ra một dung dịch với thể tích cuối cùng lớn hơn 1L.
Để tránh vấn đề này, hãy luôn thêm muối vào lượng nước có thể tích bằng một nửa lượng dung dịch bạn muốn pha chế được và sau khi muối đã hòa tan, hãy hoàn thành tiếp để đạt được mức thể tích cuối cùng của dung dịch mong muốn.
Thêm muối với lượng từ nhỏ nhất đến lớn nhất
Khi bạn pha chế các dung dịch thủy canh, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu, sẽ tốt hơn khi thêm muối vào từ lượng nhỏ nhất đến lượng lớn nhất cần thiết. Nếu bị mắc sai lầm tại một điểm nào đó, bạn sẽ giảm thiểu tối đa lượng muối đã bị lãng phí do sai lầm này. Nếu bạn mắc sai lầm khi thêm một chất dinh dưỡng vi lượng, bạn sẽ chỉ mất đi một lượng nhỏ các chất vi lượng khác thay vì mất một lượng lớn các chất dinh dưỡng đa lượng do thứ tự bạn thêm các chất vào.
Các chất được thêm vào với lượng lớn nhất thường là nitrat và các muối này hấp thụ nhiệt khi tan – có nghĩa là chúng làm mát cho dung dịch khi được thêm vào. Vì vậy sẽ tốt hơn nếu bạn thêm chúng sau cùng để chúng có thể hấp thụ nhiệt được tạo ra từ sự hoà tan của các muối khác.
Trên đây không phải là một danh sách gợi ý hướng đi toàn diện nhưng nó sẽ giúp bạn tránh khỏi một số rắc rối nghiêm trọng khi tự pha chế dung dịch dinh dưỡng thủy canh của mình. Mặc dù một vài trong số những gợi ý trên có vẻ là hiển nhiên đối với những người có kinh nghiệm tự pha chế dung dịch nhưng chúng có thể là vô giá đối với những người chỉ mới bắt đầu hành trình pha chế dinh dưỡng cô đặc.
Nguồn tham khảo: http://scienceinhydroponics.com/2017/09/five-things-you-should-know-when-mixing-your-own-hydroponic-liquid-nutrients.html
Tham khảo thêm dinh dưỡng thủy canh Grow Master đậm đặc cho rau ăn lá
[ux_products cat=”125″]
Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm, vật tư nông nghiệp, hãy tới với Lisado. Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, Lisado cung cấp vật tư nông nghiệp chính hãng cùng các dịch vụ thi công nhà kính trồng rau, nhà màng, nhà lưới nông nghiệp trọn gói với việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất đem lại nhiều giá trị quan trọng đối với bà con nông dân.