Hướng dẫn cách trồng dưa lưới ở miền Bắc nước ta
Dưa lưới là loại quả được biết đến với vị ngọt thanh mát, hàm lượng chất dinh dưỡng cao đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải cũng biết cách trồng và chăm sóc loại cây này. Trong bài viết hôm nay Lisado sẽ hướng dẫn bạn cách trồng dưa lưới ở miền Bắc đơn giản, năng suất cao.
Thời vụ trồng dưa lưới miền Bắc
Nội dung chính:
Dưa lưới là loại cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, trong điều kiện này cây có thể phát triển mạnh, sức sống tốt, cho năng suất cao, quả to ngọt đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngược lại nếu gặp điều kiện bất lợi như lạnh giá hoặc mưa nhiều cây trở nên còi cọc, năng suất và chất lượng quả giảm đáng kể, chính vì thế việc trồng đúng thời điểm, mùa vụ là điều kiện đầu tiên giúp cây dưa lưới phát triển tốt.
Tại miền Bắc có sự phân chia mùa rõ rệt nên thời vụ trồng dưa lưới chia làm 2 vụ trồng chính. Chính là vụ Xuân bắt đầu trồng từ tháng 2 đến đầu tháng 3 và cho thu hoạch tháng 4 và tháng 5. Vụ thu Đông trồng từ tháng 8 – 9 cho thu tháng 11 – 12.
Tuy nhiên nếu bạn trồng dưa lưới trong nhà màng thì có thể tăng thêm một vụ nữa. Trồng từ tháng 2 đến tháng 9, chỉ cần tránh gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
Chuẩn bị trồng dưa lưới ở miền Bắc
Chuẩn bị đất trồng dưa lưới
Dưa lưới thích hợp trồng trên loại đất có nhiều chất dinh dưỡng, có độ tơi xốp và thoát nước tốt.
Nếu trồng với số lượng nhỏ bạn có thể mua luôn đất hữu cơ được bán tại các cơ sở vật tư nhằm đảm bảo chuẩn tỉ lệ dinh dưỡng chuẩn và sạch mầm bệnh. Còn nếu trồng ngoài ruộng hoặc trồng với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí bạn nên tự xử lý đất trước khi gieo trồng nhằm làm sạch cỏ dại và mầm bệnh cũng như bổ sung dinh dưỡng thêm cho đất.
Đặc biệt nếu trồng ngoài ruộng nên cày/cuốc phơi ải 7 – 10 ngày kết hợp rải vôi 30 – 50 kg/1.000 m2 và dọn sạch cỏ dại. Đất được lên luống tùy theo mùa vụ, địa hình, cao 20 – 40cm, rộng 0,8 – 1,2 m, giữa hai luống có rãnh rộng 30 – 40cm tránh ngập úng gây chết cây.
Lựa chọn giống
Hiện nay có rất nhiều cơ sở bán giống cây dưa lưới tuy nhiên bạn vẫn nên lựa chọn các cơ sở uy tín để mua đảm bảo tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất.
Khi chọn giống cây dưa lưới bạn nên chú ý:
- Phải chọn loại hạt giống tốt, kháng bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu từng vùng miền và từng thời điểm.
- Hạt giống F1 cho chất lượng cao, quả đạt chuẩn, khả năng nảy mầm cao và không cần ngâm ủ mà có thể trồng trực tiếp.
- Nếu hạt giống nội địa, không có thương hiệu thì hạt giống có sức đề kháng và nảy mầm kém. Đặc biệt có khả năng ảnh hưởng đến cho năng suất trái.
Cách trồng dưa lưới ở miền Bắc
Ươm hạt
Ngâm hạt với nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) từ 4 – 6 tiếng. Sau đó, dùng vải có khả năng giữ ẩm tốt để ủ hạt đến khi nứt nanh có thể chuyển vào khay ươm hoặc bầu ươm.
Sau 8 – 10 ngày, cây bắt đầu cho 2 -4 lá thật có thể đánh ra trồng để cây có môi trường phát triển.
Lưu ý: Từ lúc hạt nảy mầm, chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Nếu tưới quá nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm.
Trồng cây
Khi cây mọc được 2-4 lá thật là có thể chuyển cây ra trồng, khi trồng nên giữ khoảng cách giữa các cây vừa phải để cây có không gian phát triển.
Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt.
Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ bằng rơm hoặc tạo bóng râm trong tuần đầu tiên để cây con hồi sức.
Tìm hiểu thêm: Cách làm bánh dưa lưới đơn giản tại nhà
Cách chăm sóc dưa lưới ở miền Bắc
Tưới nước
Sau trồng cây con cần tưới nước thường xuyên nhằm giữ ẩm cho đất trồng đặc biệt khi thời tiết quá nắng nóng, cần tăng lượng nước tưới và tưới ít hơn vào những ngày ẩm mát.
Lưu ý: trước khi thu hoạch 8 – 10 ngày, cần cắt giảm lượng nước tưới để tăng độ ngọt và độ giòn của quả.
Để tiết kiệm kinh phí và thời gian bạn có thể sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động nhằm tối ưu quá trình sản xuất, hơn nữa trong quá trình tưới nước bạn hoàn toàn có thể hòa tan phân vào nước nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng một cách tốt nhất.
Hiện Lisado đang cung cấp các hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại nhất hiện nay phù hợp với từng điều kiện gieo trồng, bạn có thể tham khảo tại trang chủ Lisado.
Làm giàn
Khi cây có 5 – 6 lá thật thì tiến hành làm giàn cho dưa lưới làm điểm tựa cho cây phát triển. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng các vật liệu như cọc tre, gỗ cùng các loại dây nhẹ vào giàn lưới cố định thân cây. Khi dưa lưới to nên buộc quả lại tránh sức nặng của quả làm gãy thân dưa.
Bón phân
Giai đoạn đầu cây dưa lưới cần nhiều đạm, giai đoạn tạo hoa trái cây cần nhiều lân và sắp thu hoạch cần nhiều kali. Bạn nên quan sát thời gian sinh trưởng của cây để bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời.
Cắt tỉa ngọn
Khi cây có 5 – 6 lá thật cần tiến hành cắt tỉa hết các nhánh lẻ, chỉ giữ lại nhánh chính. Khi cây lớn được 22 – 25 lá thì tiến hành ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.
Thụ phấn
Thông thường quá trình thụ phấn thường được thụ phấn bằng ong mật tuy nhiên để hỗ trợ tối đa quá trình thụ phấn bạn có thể thụ phấn thủ công bằng tay, điều này sẽ giúp tỷ lệ đậu trái cao, tăng năng suất cây ở mức tối đa.
Phòng ngừa sâu bệnh
Giai đoạn cây 3 – 4 lá thật phun thuốc ngừa bọ trĩ 1 lần (pha 70% theo liều hướng dẫn trên bao bì khi chưa phát hiện bệnh)
Dùng các loại bẫy pheromone để dẫn dụ ruồi vàng, nên để cách xa khu vực trồng 2 – 3m, tránh để ngay trên cây.
Khi cây tầm 10 lá thì phun Bihoper ngừa sâu và bọ trĩ tiếp 1 lần ( vẫn pha 70% liều dùng để ngừa nếu chưa phát hiện sâu bệnh)
Phun vi sinh Emnia – P ngừa nấm bệnh định kỳ 5 ngày/lần từ lúc trồng cây con, liều lượng 10ml/l nước
Phun vi sinh đối kháng Trichoderma để ngừa bệnh héo xanh cho cây, tưới lần 1 khi cây được 6 – 7 lá thật và lần 2 lúc quả bắt đầu tạo lưới.
10 ngày cuối thường xuyên kiểm tra đít quả để tránh bị thối đít, nên tỉa lá dọn vườn thông thoáng, giãn mật độ trồng vào mùa mưa.
Blog liên quan: Cách chế biến salad dưa lưới vừa ngon lại tốt cho sức khỏe
Cách thu hoạch dưa lưới ở miền Bắc
Sau khoảng 75 – 90 ngày là dưa lưới có thể thu hoạch được. Dưa lưới khi chín sẽ có gân trắng mọc dày đặc, cân nặng mỗi quả từ 2 – 4kg, quả tròn, cuống nứt và rời ra.
Hái dưa xong bạn để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn. Trước khi thu hoạch dưa nên ngưng nước 7 ngày để dưa ráo nước và giòn ngon.
Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.
Tìm hiểu thêm: Chuyển giao công nghệ trồng dưa lưới tại Farm Nông sản sạch Lục Ngạn, Bắc Giang