Giá trị dinh dưỡng của cá hồi
Cá hồi là thực phẩm được nhiều người lựa chọn đưa vào thực đơn của nhiều gia đình bởi những dinh dưỡng mà nó đem lại. Vậy giá trị dinh dưỡng của cá hồi là những gì, cùng LISADO tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!
Cá hồi là loài cá gì?
Cá hồi (còn có tên tiếng anh là Salmon) là tên gọi chung của hầu hết các loài cá thuộc họ Salmonidae. Loài cá này là một loài di cư. Chúng được sinh ra ở vùng nước ngọt, khi lớn chúng sẽ di cư ra biển và khi đến thời kỳ sinh nở chúng sẽ trở về vùng nước ngọt. Hiện nay, vì giá trị dinh dưỡng của cá hồi rất lớn nên cá hồi trở thành loài cá được nuôi trồng ở khá nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Cá hồi là loài cá gì? [/caption]
Giá trị dinh dưỡng của cá hồi – Lợi ích khi ăn cá hồi
Là nguồn thực phẩm rất giàu dưỡng chất vậy nên giá trị dinh dưỡng của cá hồi mang lại cũng vô cùng lớn. Cùng phân tích những giá trị dinh dưỡng của cá hồi mang lại nhé:
Giàu protein
Nội dung chính:
Protein là dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự sản xuất mà cần dung nạp qua chế độ ăn uống. Nếu thiếu hụt protein trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến xương khớp, cơ bắp; sức khỏe của bạn cũng sẽ kém hơn.
Cá hồi là thực phẩm rất giàu protein, trong 100g cá hồi sẽ có khoảng 25,2g protein. Vậy nên bạn có thể bổ sung cá hồi vào thực đơn của mình để tăng cường protein.
Cung cấp lượng lớn chất béo
Trong cá hồi có chứa chủ yếu là chất béo không bão hòa (omega3 và omega6). Các axit béo này rất quan trọng bởi cơ thể con người không thể tự sản xuất ra mà phải dung nạp thông qua con đường ăn uống.
Các chất béo không bão hòa này cũng có liên quan mật thiết với tim mạch và não bộ. Khi ăn cá hồi là bạn đang cung cấp 1 lượng omega3 và omega6 dồi dào cho cơ thể. Nó sẽ giúp bạn tăng nồng độ omega3 và giảm nồng độ omega6 cũng như chất béo trung tính trong cơ thể bạn. Từ đó, sức khỏe tim mạch của bạn được tăng cường.
Giá trị dinh dưỡng của cá hồi là rất lớn[/caption]
Cung cấp nhiều nhóm vitamin
Cá hồi là một nguồn cung cấp vitamin B12 và vitamin D dồi dào. Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu, sản xuất DNA và bảo vệ chức năng của hệ thần kinh. Vitamin D trong cá hồi cung cấp canxi, photpho cho cơ thể đồng thời tăng khả năng miễn dịch và sự phát triển của tế bào.
Ngoài những giá trị dinh dưỡng của cá hồi đã kể trên đây thì cá hồi còn cung cấp một số dinh dưỡng khác như như kali (kiểm soát huyết áp), sắt (bổ máu); selenium (bảo vệ xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư), Astaxanthin (chất chống oxy hóa).
Trẻ em có nên ăn cá hồi không? Một số lưu ý
Cá hồi là loại thực phẩm rất tốt cho trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể thêm cá hồi vào khẩu phần ăn của bé từ khoảng 6 tháng tuổi. Đây là khoảng thời gian mà bé bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa đã có thể xử lý một số thức ăn, nguy cơ dị ứng khi ăn phải đồ lạ cũng đã giảm xuống.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý khi cho em bé nhà mình ăn cá hồi:
- Lưu ý đầu tiên là bạn cần quan sát các phản ứng của bé khi cho bé ăn cá hồi lần đầu. Nếu trẻ có những triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn, sưng môi nghĩa là có thể bé dị ứng với loại cá này. Bạn cần ngừng cho bé ăn cá hồi và đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa.
- Không cho trẻ ăn cá hồi chưa được nấu chín kỹ bởi trong cá hồi sẽ tồn tại các loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh. Hệ tiêu hóa và đề kháng của trẻ còn yếu, rất dễ bị tổn thương khi bị vi khuẩn tấn công. Hãy nấu cá chín hoàn toàn.
- Lọc xương thật kỹ để tránh bé bị nghẹn/hóc xương. Ngoài ra, khi cho bé ăn, tùy vào tháng tuổi của bé mà có thể chia cá hồi theo kích thước phù hợp. Ví dụ với trẻ tư 6 – 8 tháng bạn có thể xay nhuyễn và nấu chung với cháo. Điều này vừa tránh tình trạng bé bị nghẹn vừa tránh khiến trẻ khó tiêu.
Giá trị dinh dưỡng của cá hồi đem lại rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người, nhất là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mỗi em bé sẽ có thể trạng khác nhau vậy nên các bậc phụ huynh cần có sự thay đổi phù hợp với độ tuổi của bé. Và ba mẹ đừng quên tiếp tục theo dõi website của LISADO để khám phá thêm nhiều thông tin dinh dưỡng hữu ích cho bé yêu nhé!