Cách trồng dưa lưới Nhật Bản chất lượng và thơm ngon
Dưa lưới Nhật Bản rất nổi tiếng với những trái dưa ngọt, thơm và rất giòn, chất lượng tuyệt hảo được cả thế giới công nhận. Chính vì vậy mà loại dưa lưới này rất đắt và được nhiều người yêu thích. Hãy cùng với Lisado tìm hiểu về cách trồng dưa lưới Nhật Bản đạt tiêu chuẩn chất lượng nhé!
1. Chọn hạt giống dưa lưới và ươm mầm
Nội dung chính:
Dưa lưới Nhật Bản là loại dưa lưới được trồng theo hạt giống và công nghệ của Nhật Bản, trải qua quy trình chăm sóc kỹ lưỡng và đạt các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của Global Gap.
Loại dưa lưới này có đặc điểm là rất thơm ngon, độ ngọt cao hơn các loại dưa lưới ở Việt Nam, thịt dày, giòn tan, màu vàng tươi tắn, mọng nước.
Hạt giống dưa lưới nên được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản để đảm bảo chất lượng tốt nhất, hạt giống phải có độ sạch cao, khỏe và có sức đề kháng tốt.
Để đạt được các tiêu chuẩn chất lượng như Global Gap hay VietGap, dưa lưới thường được gieo bằng hạt giống F1 thay vì dùng hạt dưa lưới của quả đã thu hoạch. Điều này sẽ giúp cho cây dưa lưới phát triển tốt và nhanh hơn, hoa ra nhiều, đậu quả tốt và phòng tránh được những nguồn bệnh gây hại cho cây.
Hạt giống dưa lưới Nhật Bản cũng cần được ươm như các loại hạt giống khác, tuy nhiên giá thể sẽ không được sử dụng lại, mỗi lần ươm lứa hạt giống mới, giá thể sẽ được chuẩn bị mới để đảm bảo độ sạch, chất dinh dưỡng đầy đủ, không sâu bệnh cho lứa cây mới.
Vì vậy mà tỉ lệ nảy mầm rất cao, phòng tránh được sự lây lan và phát triển của sâu và bệnh hại, cây phát triển nhanh và bền vững.
Bài viết bạn nên đọc:
2. Trồng và chăm sóc cây dưa lưới
Cây dưa lưới được trồng theo công nghệ Nhật Bản, hầu hết được trồng trong nhà màng, kiểm soát kĩ lưỡng ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… để phù hợp với sự phát triển của cây trong mỗi một thời kỳ. Mỗi cây đều được bọc nilon để tránh sự phát triển của cỏ dại và lá cây rủ xuống đất dễ lây lan nấm bệnh.
Các trang trại hiện nay trồng dưa lưới Nhật Bản đều sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt, kiểm soát lượng nước và độ ẩm ở mỗi cây, hệ thống này cho phép chúng ta bón cho cây nhiều loại dung dịch dinh dưỡng, tăng cường sự phát triển cho cây, không sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất gây hại cho sức khỏe con người.
Cũng bởi vì trồng trong nhà màng nên việc thụ phấn cho cây dưa lưới gặp khó khăn, các trang trại phải thực hiện thụ phấn bằng tay hoặc thả ong mật để đảm bảo hiệu suất đậu trái đạt cao nhất. Cây dưa lưới cần được bấm ngọn thường xuyên để tập trung chất dinh dưỡng cho cây, việc bấm ngọn nên được thực hiện vào buổi sáng, loại bỏ các lá dưới gốc và nhánh nách, chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá gần nhất với hoa cái.
Với cách trồng dưa lưới Nhật Bản, mỗi cây chỉ cho đậu 1 trái, bình thường 1 cây dưa lưới có thể đậu khoảng 20 trái, nhưng để cho trái dưa lưới to, thơm, ngọt thì cần tập trung hết chất dinh dưỡng vào 1 trái, những trái còn lại không đủ điều kiện sẽ đem cắt sớm để muối chua hoặc chế biến thành món ăn.
3. Thu hoạch, xử lý, đóng gói và bảo quản
Từ lúc ươm cây đến lúc thu hoạch là khoảng 75 ngày, trái dưa lưới gần thu hoạch sẽ được chăm sóc, cân khối lượng để đảm bảo sự phát triển tốt nhất, mỗi trái dưa trung bình nặng khoảng 2kg, gân trắng bọc dày đặc vỏ, có độ ngọt đảm bảo ở trên mức 11.
Để cho trái dưa có thể xuất khẩu, các trang trại sẽ dựa trên nhiều tiêu chuẩn để chọn lựa những trái tốt nhất, xử lý để loại bỏ vi khuẩn, đóng gói, dán nhãn mác và bảo quản đưa đến điểm bán.
Dưa lưới Nhật Bản có thể bảo quản nửa tháng trong nhiệt độ thường và 1 tháng trong tủ lạnh, vì vậy mà nó được đưa vào các siêu thị, các cửa hàng hoa quả sạch theo tiêu chuẩn VietGap để bày bán, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch, ngon và an toàn nhất.
Mỗi quả dưa lưới Nhật Bản cũng đòi hỏi những yêu cầu khắt khe như quả tròn đều, lưới trắng lên đều, dày đặc bao kín quả, mỗi quả có trọng lượng rơi vào khoảng 1,8 – 2kg.
Dưa lưới Nhật Bản cũng có nhiều loại khác nhau như Musk Melon, Taki, Ichiba,… tuy nhiên thì đặc điểm chung của các loại dưa này là đều có vị rất thơm ngon, ngọt đều cả quả, an toàn với người tiêu dùng, bổ dưỡng và mát lành, được nhập khẩu về Việt Nam với mức giá khá cao.
Dù vậy, người tiêu dùng Việt Nam vẫn rất ưa chuộng vì dưa lưới Nhật Bản thực sự chất lượng và là quà quý để đem tặng.
Mức giá của dưa lưới Nhật Bản khá cao so với mức giá dưa lưới bình thường ở Việt Nam, giá sỉ khoảng 60.000 đồng/kg, giá bán lẻ có thể lên tới 75.000 – 85.000 đồng/kg. Dù vậy, độ thơm ngon và chất lượng có thể nói là vượt trội hơn so với dưa lưới trồng bình thường rất nhiều.
Bài viết trên đã phân tích cho bạn những điểm khác biệt trong cách trồng dưa lưới Nhật Bản với hạt giống nhập khẩu và công nghệ trồng trọt tiên tiến theo phong cách Nhật Bản. Sự mạnh dạn đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ đem lại những trái dưa lưới có vị thơm ngon và chất lượng vượt trội hơn hẳn.
Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.