Dưa leo nên trồng mùa nào, vào tháng mấy?
Dưa leo nên trồng mùa nào, vào tháng mấy? Dưa leo là loại quả quen thuộc với tính mát, có nhiều lợi ích sức khỏe và được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng trong các bữa ăn gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết việc nên trồng dưa leo vào mùa nào hay vào tháng mấy để có được năng suất và chất lượng quả tốt nhất. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Lisado để có được câu trả lời chi tiết nhất.
Dưa leo nên trồng mùa nào, vào tháng mấy?
Giới thiệu về cây dưa leo
Nội dung chính:
Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột là một thành viên của họ bầu bí, thường có lớp vỏ mỏng màu xanh lá cây. Dưa leo cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng ít calo, chất béo, cholesterol và natri.
Những người ở Ấn Độ Đã trồng dưa chuột cho mục đích thực phẩm và y học từ thời cổ đại và chúng từ lâu đã trở thành một phần của chế độ ăn Địa Trung Hải. Ngày nay chúng trở thành một loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Dưa leo nên trồng vào mùa nào? vào tháng mấy?
Nhìn chung, dưa leo là loại cây rất thích hợp ở vùng nhiệt đới nhiệt độ tăng trưởng từ 20 – 30 độ C chính vì thế mà ở các tỉnh Miền Nam và miền Trung có thể trồng được dưa quanh năm. Tuy nhiên ở Miền Bắc do có tiết trời lạnh phân hóa rõ rệt nên thường dưa chuột được trồng vào cuối xuân đến hết thu còn khi thời tiết dưới 20 độ hoặc khoảng thời gian mưa nhiều sẽ làm đậu quả kém làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo ra rất nhiều giống dưa chuột lai có đặc tính chịu nóng hoặc chịu lạnh khác nhau. Do đó, nếu các bạn chọn đúng giống dưa chuột thì có thể trồng gần như quanh năm. Tất nhiên, dưa chuột trồng vào các tháng ấm áp vẫn sẽ cho năng suất cao hơn và cây phát triển tốt hơn.
Ngoài ra một số giống dưa chuột được nhập khẩu từ các nước khác cũng được sử dụng rất nhiều bởi chất lượng giống và tốt và khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh mạnh nên dưa chuột hiện nay đa số có quanh năm.
Mùa vụ trồng dưa leo ở miền Bắc được chia làm 3 vụ chính sau:
- Trồng dưa leo vào vụ Xuân – Hè: Từ cuối tháng 1 đến tháng 4. Mùa vụ này bạn nên sử dụng các giống dưa ưa mát như hạt giống dưa chuột nếp hoặc hạt giống dưa chịu nhiệt.
- Trồng dưa chuột vào vụ Thu – Đông: Từ tháng 7 đến giữa tháng 10 nên sử dụng các giống ưa mát và chịu nóng.
- Trồng dưa chuột vào vụ Đông: Gieo trồng từ giữa tháng 12 đến cuối tháng 1, chủ yếu sử dụng các giống chịu lạnh.
Một lưu ý khi trồng dưa leo ở miền Bắc không nên gieo trồng dưa chuột vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 vì thời điểm này nắng gắt và mưa nhiều.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa leo đạt năng suất cao
Chuẩn bị đất trồng dưa leo
Đất trồng cây dưa chuột nên chọn những loại đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ rồi trộn chúng với mùn cưa, phân trùn quế, phân vi sinh để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao cho đất trồng.
Chuẩn bị giống dưa leo
Nên chọn những giống dưa F1 đảm bảo sức sống tốt, năng suất và chất lượng cao. Đặc biệt nên chọn mua giống tại những cơ sở uy tín để đảm bảo tối đa về chất lượng giống.
Trồng dưa leo
Đối với những hạt giống thuộc thế hệ F1 bạn hoàn toàn có thể đem gieo trực tiếp xuống đất trồng đã chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên để hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao nhất bạn nên ủ hạt giống trước khi gieo trồng.
Ngâm hạt giống dưa chuột trong nước ấm khoảng 2-3 tiếng sau đó vớt ra ủ với khăn ẩm.
Khi hạt đã nứt nanh nhú mầm trắng thì đem gieo trực tiếp vào đất đã được xử lý.
Tưới nước cho dưa leo
Trong 2 tuần đầu tiên sau khi trồng cây, thường xuyên tưới nước cho cây vào mỗi buổi buổi sáng sớm và chiều. Sau đó tùy theo độ ẩm và tình hình thời tiết để bạn tưới nước cho dưa leo. Tuy nhiên trong thời gian ra hoa và đậu trái cần lượng nước lớn nên chú ý bổ sung vào giai đoạn này.
Bón phân cho dưa leo
Khi nhận thấy cây dưa leo bắt đầu ra hoa, bạn có thể bón phân lỏng. Lặp lại công việc này mỗi 3 tuần 1 lần trong suốt thời gian đậu quả của cây. Phân bón tốt nhất cho dưa chuột trong giai đoạn này nên chứa nhiều kali, phốt pho và ít đạm. Nếu phân có quá nhiều nitơ sẽ kích thích sự phát triển của lá và dây leo thay vì hoa.
Phòng trừ sâu bệnh
Dưa chuột sẽ thu hút rất nhiều loài gây hại trong vườn như ốc sên, rệp, nấm và bệnh phấn trắng,…
Nếu bạn trồng dưa chuột tại nhà thì không nên sử dụng thuốc trừ sâu hay các hóa chất khác để kiểm soát dịch hại. Cách đơn giản nhất để giữ cho cây của bạn khỏe mạnh là nên cắt tỉa chúng thường xuyên. Hãy loại bỏ các lá ở phía dưới sát mặt đất cũng như nhánh dây leo phát triển bên ngoài thân chính.
Thường xuyên theo dõi tình trạng phát triển của cây để kịp thời phát hiện và xử lý sâu bệnh. Trong trường hợp nếu bắt buộc phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật nên lựa chọn những thuốc có nguồn gốc thực vật và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng trong quá trình sử dụng.
Thu hoạch dưa leo
Vụ xuân sau gieo 40- 45 ngày, vụ đông sau gieo 30 – 35 ngày bắt đầu thu hoạch. Khi quả đạt tiêu chuẩn khoảng 4- 5 ngày tuổi là có thể thu hoạch. Không nên để quá già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa và đậu quả của các lứa sau. Thu hái nhẹ nhàng để tránh đứt dây.
Trồng dưa leo trong nhà màng
Có thể nói việc ứng dụng nhà màng, nhà lưới vào sản xuất đem lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân. Chính vì thế mà việc sử dụng mô hình mới này áp dụng vào canh tác dưa leo càng trở nên phổ biến những năm gần đây. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể mà nhà màng, nhà lưới đem lại cho bà con nông dân:
- Khả năng phòng, chống sâu bệnh tốt: Nhà lưới, nhà màng có khả năng ngăn côn trùng cũng như sâu bệnh hại, từ đó giảm được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tăng độ an toàn cho nông sản.
- Phù hợp với khí hậu nước ta: Trồng dưa leo trong nhà lưới có thể hạn chế hư hại nông sản do mưa gió, nắng nóng, bảo vệ nông sản trồng khỏi tác động của thời tiết, tránh mưa làm dập nát…
- Có thể trồng đa dạng cây trồng: Nhà lưới, nhà màng hoàn toàn có thể được áp dụng trồng nhiều loại nông sản từ rau củ đến các loại hoa quả, từ ngắn ngày cho đến dài ngày giúp bạn có thể tận dụng triệt để quỹ đất vốn có.
- Độ bền lên tới 20 năm: Với những mô hình nhà lưới, nhà màng có kết cấu được thiết kế và gia công lắp đặt tốt, nó có thể duy trì tuổi thọ kéo dài đến 10 hay 20 năm và chất lượng công trình được đảm bảo.
- Giảm nhân công: Việc ứng dụng hệ thống tưới tiêu hay ánh sáng tự động hoặc bán tự động trong nhà lưới có thể làm giảm công lao động đáng kể, giúp người trồng trọt bớt vất vả khi canh tác trên quy mô lớn.
- Linh hoạt ứng dụng cho mọi quy mô: Việc lắp đặt hệ thống nhà lưới, nhà màng trồng trong nông nghiệp khá linh hoạt, có thể phù hợp với nhiều quy mô canh tác cây trồng từ nhỏ cho đến lớn.
Tìm hiểu chi tiết hướng dẫn trồng trong bài Trồng dưa leo trong nhà màng.
Chính vì những lợi ích này mà việc trồng dưa leo trong nhà màng đang dần trở thành xu thế mới và đi đầu trong công tác ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất.
Lisado tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thi công nhà màng, nhà lưới trên cả nước, chúng tôi hân hạnh đem đến bà con dịch vụ thi công nhà màng, nhà lưới giá rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tại 0972.627.927.
Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa leo baby thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.