Chữa bệnh vàng lá cho rau cải thuỷ canh hiệu quả nhất
Rau cải là một trong những loại rau khá dễ trồng, thích ứng tốt với khí hậu nhiệt đới của nước ta nên được ứng dụng nhiều khi trồng rau thủy canh. Rau trồng bằng phương pháp thủy canh không cần chăm sóc nhiều nhưng không có nghĩa là bạn có thể bỏ bê nó. Nếu không được chăm sóc đúng cách thì rau cải bị vàng lá là điều dễ hiểu. Vậy phải khắc phục hiện tượng này như thế nào?
Các loại rau cải thuỷ canh
Nội dung chính:
Rau họ cải rất đa dạng như cải ngọt, cải chíp, cải ngồng, cải xoăn, cải bắp… Rau cải giàu dinh dưỡng và vitamin như A, B, C, E, hàm lượng chất xơ cao, đường ngọt tự nhiên rất tốt cho sức khoẻ, giúp cơ thể chúng ta dẻo dai hơn, da dẻ tươi tắn hơn.
Rau cải cũng rất dễ để chế biến nhiều món ăn ngon trong gia đình như: cải luộc, rau cải xào, rau cải hấp với gừng, rau cải nấu canh ngao… đơn giản, dễ làm, giàu dinh dưỡng.
Trồng rau cải thủy canh rất đơn giản. Bạn có thể sử dụng hạt giống để ươm gieo nuôi trồng. Ngâm ủ hạt giống và gieo hạt với giá thể trong rọ nhựa thủy canh để tiện chăm sóc. Bổ sung nước sạch tăng độ ẩm cho hạt nhanh nảy mầm.
Khi cây đã ra lá xanh, bạn có thể pha dung dịch thủy canh bổ sung dưỡng chất cho cây nhưng nên pha với nồng độ nhẹ để cây thích ứng dần. Sau đó tăng dần nồng độ phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ( tốt nhất nên sử dụng bút đo ph, bút đo ppm để đo chính xác nồng độ dinh dưỡng).
Tại sao có hiện tượng vàng lá khi trồng rau cải thủy canh?
Hiện tượng vàng lá ở rau cải thường biểu hiện với những đốm vàng ở lá non rồi lan ra khắp các lá khác, cây chậm lớn, chậm phát triển. Khi rau cải có hiện tượng trên có thể do nồng độ dinh dưỡng không đạt chuẩn, ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ dung dịch thuỷ canh, nồng độ pH.
Nồng độ thuỷ canh có độ ppm ở nhiều mức khác nhau, nếu cao quá có thể khiến cây mắc bệnh vàng lá, còn thấp quá thì cây lại không đủ dinh dưỡng để phát triển. Vì thế, tốt nhất bạn nên dùng bút đo ppm để kiểm tra lượng nồng độ, thường từ 900 đến 1400 là phù hợp; nồng độ pH trong khoảng ổn định 5,3 đến 6 là thích hợp cho cây cải phát triển. Mời bạn tham khảo thêm cách khắc phục rau thủy canh bị vàng lá tại đây.
Cách khắc phục tình trạng vàng lá ở cây rau cải
Cây rau cải là loại cây ăn lá nên khá ưa sáng, với cường độ ánh sáng trung bình ở Việt Nam thì cần cung cấp ánh sáng tối thiểu là 4h/ngày. Đây là lượng nắng, lượng nhiệt độ phù hợp để tăng độ phân giải các chất vi lượng, đa lượng.
Còn về nồng độ dung dịch ppm thì bạn phải thường xuyên dùng bút đo pH, bút đo pmm để kiểm tra theo định kì, hạn chế tình trạng vàng lá cho cây. Trong trường hợp dung dịch thuỷ canh có độ pH tăng hoặc giảm mạnh thì cần điều chỉnh bằng việc cho thêm nước hoặc thêm dung dịch, pha loãng dung dịch sau đó đo lại nồng độ pH theo tiêu chuẩn. Khi bạn thu hoạch hết tất cả rau thì cần thay dung dịch thuỷ canh mới để đảm bảo các chất dinh dưỡng không còn tồn đọng.
Còn khi cây cải đã bị vàng lá, không thể khắc phục, bạn có thể thu hoạch và sử dụng giống trồng khác cho lứa cây kế tiếp. Khi thu hoạch xong bạn nên chú ý rửa sạch rọ nhựa thuỷ canh, hệ thống ống, để khô nước, tốt nhất là phơi nắng, làm sạch vi khuẩn, tạp chất trong rọ và ống để chuẩn bị vật tư thiết bị tốt nhất cho lứa trồng sau.
Hy vọng với những thông tin trên về cách chữa bệnh vàng lá cho rau cải thuỷ canh thì bạn đã có thêm kinh nghiệm để chăm sóc rau trồng, đảm bảo giàn trồng thuỷ canh nhà bạn luôn phát triển xanh tốt nhất.
Tham khảo thêm dinh dưỡng thủy canh Grow Master đậm đặc cho rau ăn lá
[ux_products cat=”125″]
Please select a valid formXem thêm: Cách phát hiện rau thủy canh thiếu chất dinh dưỡng