Cách trồng và chăm sóc nhãn theo phương pháp tưới phun mưa
Cách trồng và chăm sóc nhãn: Phương pháp trồng và chăm sóc nhãn bằng hệ thống tưới phun mưa đang được ứng dụng rộng rãi tại các vườn cây ăn trái quy mô lớn. Chi phí đầu tư ban đầu có thể hơi cao một chút nhưng về lâu dài sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho bà con: giảm thiểu sức lao động, tiết kiệm nước, tăng năng suất cây trồng.
Cách trồng và chăm sóc nhãn theo phương pháp tưới phun mưa
Thời vụ trồng nhãn
Nội dung chính:
Nước ta có rất nhiều giống nhãn ngon, nổi tiếng có thể kể đến như nhãn lồng Hưng Yên, nhãn xuồng cơm vàng ở Bà Rịa – Vũng Tàu, nhãn da bò, nhãn hương chi, nhãn cùi,… Tùy từng giống nhãn, trồng ở từng miền mà thời vụ trồng có sự khác nhau để đảm bảo cây sinh trưởng thuận lợi nhất:
Ở Miền Bắc: Trồng nhãn vào vụ Xuân tháng 2 – 3 hoặc vụ Thu tháng 9 -10 dương lịch.
Ở Duyên Hải Nam Trung Bộ: Trồng nhãn vào tháng 9 dương lịch.
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên: Trồng nhãn vào tháng 6 – 7 dương lịch
Thông thường bà con nông dân sẽ đặt mua cây nhãn giống tại các trại cây giống. Bà con đào các hố trồng với kích thước trung bình dài rộng cao từ 60x60x60cm, hoặc 70x70x70cm để trồng nhãn. Sở dĩ cần đào sâu và rộng như vậy để cho bộ rễ cây nhãn ăn sâu xuống đất, tránh bị bật gốc hoặc đổ khi thời tiết gió bão…
Trước khi trồng bà con bón lót phân chuồng hoai mục, lân, đạm, kali vào hố, ủ trong khoảng 30 ngày, rồi vào những ngày thời tiết thuận lợi như trời râm mát, đất ẩm thì tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu, đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt. Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất tốt.
Khoảng cách trồng nhãn theo phương pháp tưới phun mưa
Khoảng cách cây: Khoảng cách trồng nhãn phụ thuộc vào địa hình canh tác. Ví dụ như ở vùng đồi núi, khoảng cách giữa các cây trung bình 7 – 8m; còn ở vùng đồng bằng thì mật độ trồng dao động từ 5 – 6m. Trường hợp với các diện tích trồng nhãn hiện đang hơi dày thì bà con cần chú ý dành thời gian cắt tỉa lá, cảnh thường xuyên để tạo sự thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại nhãn có điều kiện phát triển.
Khoảng cách lối đi: Khoảng cách lối đi hay còn gọi là khoảng cách giữa các hàng nhãn sẽ cách nhau khoảng 5m, khoảng cách này vừa đủ để các tán cây nhãn phát triển rộng, không chen chúc, người trồng thuận tiện trong việc làm cỏ, bón phân, phun thuốc và chăm sóc nhãn sau này.
Khoảng cách bố trí hệ thống tưới phun mưa: Với cây nhãn, bà con có thể sử dụng tưới phun mưa dưới tán hoặc tưới phun mưa trùm tán. Hệ thống tưới phun mưa được trang bị máy bơm nước cột áp cao kèm ống dẫn, mũi phun tạo mưa. Khoảng cách giữa các béc tưới phun mưa thì tương tự với khoảng cách cây nhãn, trung bình 5 – 6m, đảm bảo mỗi cây nhãn có 1 béc tưới phun mưa.
Trường hợp muốn tiết kiệm hơn thì bà con có thể chọn các béc tưới xoay 360 độ có bán kính tưới 3 – 5m, vị trí béc tưới sẽ đặt ở giữa 2 cây nhãn, như vậy mỗi lần tưới, nước vẫn được tưới đều cho 2 gốc nhãn 2 bên.
Blog liên quan: Cách nhận biết rau cải sạch các chị em nhất định phải biết | Lisado
Độ ẩm và lưu lượng nước tưới nhãn theo giai đoạn
Lúc cây con: Nhãn mới trồng nên được tưới nước thường xuyên, ngày 1 – 2 lần, mỗi lần từ 4 – 5 lít. Điều này giúp bộ rễ của cây nhãn mau phát triển, cây hồi nhanh. Sau khoảng 1 tuần tưới nước liên tục thì cứ cách 1 tuần, bà con nông dân tưới nước 1 lần cho nhãn. Lưu ý là việc tưới nước còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, nếu trời mưa thì bạn không cần tưới, ngược lại trời mà khô hạn thì tăng số lượng nước tưới/tuần.
Lúc cây trưởng thành: Vào thời kỳ ra hoa đậu quả, cần đảm bảo độ ẩm trong đất luôn đạt từ 65 đến 75%, tưới thiếu nước sẽ khiến rối loạn quá trình thụ phấn, tạo quả, cho năng suất kém. Bà con cũng cần nhớ làm các rãnh để tiêu úng khi có mưa lớn để tránh làm chết cây. Khi quả đạt đường kính 1cm, bà con dùng lưới, túi chuyên dùng hoặc túi nhựa PE có đục những lỗ nhỏ sao cho nước không đọng ở đáy túi để bao quả, phòng trừ sâu bệnh hại quả.
Lúc sắp thu hoạch: Bà con có thể dừng tưới nước khoảng trước nửa tháng trước khi thu hoạch nhãn, việc này sẽ giúp quả nhãn ngọt và đậm vị hơn. Sau thu hoạch thì bà con tiếp tục tưới nước khoảng 2 lần/ tháng, tỉa cành lá để chuẩn bị sang vụ mùa năm sau.
Ưu điểm của tưới phun mưa cho nhãn
Tiết kiệm nước: Tưới phun mưa vườn nhãn có hiệu quả sử dụng rất cao vì hạn chế cao độ tổn thất nước do bốc hơi vì tia phun ngắn. Cường độ, lưu lượng, bán kính tưới phun mưa có thể được điều chỉnh cho phù hợp sự tăng trưởng của cây trồng. Phương pháp tưới này không tạo nên dòng chảy trên mặt đất, không phá vỡ cấu tượng đất do hạt mưa nhỏ.
Tiết kiệm sức lao động: Đây là lợi ích rõ nhận thấy ở phương pháp tưới phun mưa cho vườn nhãn. Bà con sẽ không phải mất vài ngày trời, mệt nhọc giữa trời nắng oi bức để tưới cây. Thay vào đó giờ đây chỉ cần bật máy bơm, dùng hệ thống điều khiển là diện tích nhãn sẽ được tưới nước nhanh chóng, bất kể thời điểm nào trong ngày. Hiện nay hầu hết các hệ thống tưới phun mưa bà con có thể kết hợp phun thuốc và phân hóa học pha loãng với nước, nhờ vậy việc chăm sóc nhãn nhẹ nhàng và đỡ vất vả hơn rất nhiều.
Tăng năng suất cây trồng: Ưu điểm của các thiết bị tưới phun mưa là sử dụng các đầu tưới bù áp, có thể điều chỉnh lượng nước tưới/lần, điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây, cây luôn được cấp ẩm kịp thời, do vậy cho nhiều hoa, đậu nhiều quả, tăng năng suất thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm: Bất ngờ với những Giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt | Lisado
Thời gian thu hoạch nhãn
Khi thấy chùm nhãn quả căng tròn, to, ăn thử có vị ngọt thì bà con bắt đầu thu hoạch, tránh để chín quá quả dễ bị rụng, ảnh hưởng đến năng suất. Khi thu hoạch, bà con vặt cả chùm, xếp phần quả hướng về 1 phía và bó lại thành từng kg hoặc xếp vào sọt để cân. Lúc thu hoạch cần nhẹ tay để tránh làm dập, nát quả nhãn. Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc buổi chiều là tốt nhất.
Trên đây bài viết đã hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc nhãn bằng phương pháp tưới phun mưa. Nếu cần tư vấn lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho vườn cây ăn trái của mình, bạn vui lòng liên hệ tới Lisado để được hỗ trợ tận tình nhé!
Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.
Xem thêm: Các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh và cách phòng trừ | Lisado