Cách trồng rau cải rổ thủy canh tại nhà năng suất
Cải rổ là loại rau dễ trồng với thời gian sinh trưởng ngắn nên đặc biệt thích hợp cho mô hình trồng rau thủy canh. Bài viết sẽ bật mí cho bạn cách trồng rau cải rổ thủy canh tại nhà vừa năng suất, vừa tiết kiệm chi phí.
Rau cải rổ là gì?
Nội dung chính:
Rau cải rổ còn được gọi với cái tên khác là cải làn, loại cây này rất dễ trồng vì ưa khí hậu nóng ẩm, chịu được sương gió và tiêu nước tốt. Có khá nhiều ghi chép về xuất xứ của rau cải rổ nhưng đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề này, một số tài liệu cho rằng rau cải rổ đến từ Trung Quốc, số khác lại nói rau cải rổ đến từ châu Âu. Nhưng dù cho có xuất xứ thế nào thì loại rau này vẫn được trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Cải rổ có lá dày màu xanh xẫm, phần thân cứng và nhiều xơ. Khi ăn cần tước bỏ lớp xơ bên ngoài và lấy phần thịt mọng nước và ngọt bên trong. Rau cải rổ có nhiều nét tương đồng với bông cải xanh, tuy nhiên lá rau cải rổ thì dày, nhiều thịt hơn, có thể nhẵn hoặc nhăn nheo tùy theo giống.
Mặc dù là loại rau ăn lá nhưng ngọn và hoa của cải rổ cũng có thể sử dụng dụng được. Hoa của cải rổ có màu trắng sữa nhỏ nhỏ xinh xinh nhưng có vị hơi đắng.
Vật dụng cần chuẩn bị để trồng rau cải rổ thủy canh
Để trồng rau cải rổ chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ một số dụng cụ thiết yếu như sau:
Giàn trồng thủy canh
Giàn trồng thủy canh rất quan trọng, nó quyết định tới phương pháp thủy canh mà bạn định trồng. Hiện nay có hai dạng thủy canh chính là thủy canh tĩnh và thủy canh động hay còn gọi là thủy canh hồi lưu. Trong hai phương pháp này thì thủy canh hồi lưu hiện nay đang được ưa chuộng hơn bởi tạo nên khu vườn đẹp mắt cùng năng suất trồng cao hơn.
Khi lắp đặt giàn thủy canh hồi lưu, LISADO thi công trọn gói với đầy đủ các thiết bị từ giàn trồng đến máy bơm cho khách hàng. Công trình hoàn thiện trong ngày và khách hàng có thể tiến hành gieo trồng ngay ngày hôm sau. Bạn có thể liên hệ Hotline: 0987.857.614 – 097.157.8366 để được tư vấn chi tiết hơn về loại giàn cũng như vị trí lắp đặt.
Các dụng cụ khác
- Rọ nhựa trồng rau thủy canh
- Giá thể trồng rau thủy canh: có thể là mút xốp hoặc xơ dừa
- Khay ươm hạt
- Dung dịch thủy canh
- Bút đo nồng độ dung dịch
Các dụng cụ này cũng được bán tại Lisado, bạn có thể đặt mua ngay tại mục Dụng cụ thủy canh và Dung dịch thủy canh.
Cách trồng và chăm só
Cách trồng và chăm sóc cải rổ thủy canh
Trồng rau cải rổ vào mùa nào
Rai cải rổ sống ở điều kiện khí hậu nóng ẩm, nảy mầm ở 23-30 độ C và sinh trưởng tốt nhất khoảng 18 – 28 độ C. Vì vậy vụ chính là gieo tháng 10 đến tháng 12 và thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3. Tuy nhiên, nếu muốn trồng vào các mùa khác cũng vẫn được. Trồng rau mùa nắng thì cây sẽ sinh trưởng chậm hơn và cần phải lựa chọn loại giống phù hợp.
Cách chọn hạt giống cải rổ
Nếu bạn sống tại các vùng núi có khí hậu ôn hòa thì cải rổ có thể sinh trưởng rất tốt và việc lựa chọn giống cũng đơn giản hơn nhiều. Nhưng nếu điều kiện khí hậu nơi bạn sống tương đối nắng nóng thì cách tốt nhất để đảm bảo cây vẫn có khả năng nảy mầm là bạn nên chọn các giống cải rổ chịu được nhiệt nhập khẩu. Các giống rau nhập khẩu cũng thường có tỉ lệ nảy mầm cao và thời gian sinh trưởng ngắn hơn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giống cải rổ như cải rổ ăn lá xoăn, cải rổ ăn bông, cải rổ ăn lá thông thường… do đó dựa vào sở thích ăn uống của mình mà bạn có thể chọn được giống rau thích hợp.
Cách trồng cải rổ thủy canh
Bước 1: Ươm hạt
Để để tăng độ ẩm cho hạt và giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao hơn thì bạn nên tiến hành ngâm hạt giống trong nước ấm với tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh trong 2 – 5 giờ. Tiếp theo bạn đem hạt giống đã ngâm đi rửa sạch rồi ủ khăn ấm đến khi hạt có giấu hiệu nảy mầm thì đem đi gieo ngay.
Bước 2: Gieo hạt
Bước này cần lựa đem giá thể đặt vào trong khay và tiến hành gieo. Nếu giá thể là mút xốp thì gieo vào các lỗ đục sẵn trên mút. Nếu giá thể là xơ dừa thì cần cho viên nén xơ dừa vào luôn rọ nhựa và làm ẩm để xơ dừa nở ra rồi mới gieo. Nếu giống bạn mua chuẩn thì chỉ cần gieo 1-2 hạt trong một ô là được.
Sau khi gieo hạt xong cần làm ẩm bề mặt bằng vòi phun dạng sương và cấp nước vào khay đựng. Chú ý là luôn đảm bảo hạt có độ ẩm để nhanh nảy mầm.
Bước 3: Chuyển giàn
Khi cây bắt đầu nảy mầm thì nên tiến hành bổ sung dung dịch thủy canh để cây lớn nhanh hơn. Nồng độ dung dịch lúc này còn thấp, khoảng 300ppm (dùng bút thử để đo).
Khi thấy cây đã lên được 3 lá thật thì tiến hành chuyển giàn. Bạn chỉ cần nhấc rọ nhựa và đưa lên giàn là xong. Nếu giá thể là mút xốp thì tách từng cây theo ô vuông theo đường xẻ rãnh rồi cho vào rọ nhựa và đưa lên giàn.
Khi cây đã lên giàn, cần bổ sung nước và dung dịch vào giàn thủy canh, nồng độ lúc này là 600ppm.
Bước 4: Chăm sóc
Giai đoạn này quan trọng nhất là cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho cây. Cây càng lớn thì nhu cầu nước và dinh dưỡng càng nhiều:
- Khi cây mới lên giàn, 5 – 15 ngày mới phải bổ sung dinh dưỡng, nồng độ là 600-800ppm
- Khi cây trưởng thành, 3 – 5 ngày cần bổ sung dinh dưỡng, nồng độ là 800-1000ppm.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tỉa bớt lá, loại bỏ lá vàng, sâu bệnh cho cây. Chú ý các loại sâu bệnh hại để loại bỏ chúng sớm
Bước 5: Thu hoạch
Cải rổ có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, chỉ sau 45 – 50 ngày sau khi trồng đã có thể thu hoach. Cải rổ trưởng thành dài hơn một gang tay và lá xanh thẫm, lúc này rau ăn ngon và ngọt nhất. Bạn có thể thu hoạch bằng hai phương pháp là tỉa lá ăn dần hoặc nhổ luôn cả cây để có thể tiếp tục một vụ cải mới.
Đối với cách cắt lá dùng dần, bạn nên thu hoạch những lá lá phía dưới trong khi để lại các lá bên trong và chồi để tiếp tục ra lá mới. Nếu thu hoạch 1 làn thì nên bảo quan rau trong tủ lạnh và trồng gối vụ mới.
Các loại bệnh thường gặp ở rau cải rổ
Một số bệnh thường gặp ở rau cải rổ là:
Bệnh thối nhũn
Bệnh này do nấm Rhizoctonia sp gây hại, chúng làm phần thân tiếp giáp mặt đất bị bị thâm đen, thân teo tóp lại, cổ rễ bị thối, trên đó có xuất hiện một lớp nấm màu trắng xám.
Chết rạp cây con
Bệnh này xuất hiện khi cải rổ còn nhỏ và non, thường sau khi cây được 5 – 7 ngày tuổi. Khi mắc bệnh này, cây bị thối gốc héo rũ chết, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ lây hết vườn.
Sâu hại
Côn trùng gây hại chủ yếu cho cải rổ là các loại sâu ăn lá như sâu tơ, sâu xanh…. Khi thấy sự xuất hiện của chúng trên vườn rau nhà mình, bạn có thể dùng tay bắt trực tiếp vào những buổi sáng tinh mơ hoặc nếu chúng quá nhiều khó có thể kiểm soát thì bạn có thể sử các biện pháp sinh học để xử lý
Trồng rau bằng phương pháp thủy canh có thể hạn chế tối đa các bệnh của rau cải rổ do cây khỏe mạnh vì được cấp đủ dinh dưỡng và không có môi trưởng cho các vi sinh vật, sâu hại phát triển và ẩn náu như đất.
Thành phần dinh dưỡng có trong cải rổ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 100 gram rau cải rổ có chứa:
- Protein 3gr
- Chất béo 0,6gr
- Chất xơ 4gr
- Carbohydrate 10,73gr
- Sắt 0,5mg
- Canxi 232mg
- Magie 40mg
- Photpho 61mg
- Kali 222mg
- Natri 28mg
- Kẽm 0,44mg
- Vitamin C 34,6mg
- Vitamin A 722 mg
- Vitamin E 1,67 mg
- Vitamin K 722,5 mg
- Folate 30mcg.
Ngoài ra, trong thành phần rau cải rổ cũng chứa các thiamin, acid pantothenic, niacin và choline.
Các món ăn ngon từ cải rổ
Cải rổ ngoài luộc thì còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như sau:
Cải rổ xào tỏi
Cách làm món này cực đơn giản, chỉ cần băm nhuyễn nhỏ tỏi, rồi đem phi thơm, khi thấy tỏi hơi cháy xém thì cho phần cọng cải vào đảo trước. Khoảng 3 – 5 phút sau thì trút phần lá vào, nêm nêm gia vị vừa ăn, đảo thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Vậy là bạn đã có ngay một món rau xào vừa vị cho bữa cơm rồi đấy.
Cải rổ sốt dầu hào
Nếu muốn món rau của bạn dậy vị hơn nữa thì nên thử cách nấu này. Bạn băm tỏi nhuyễn nhỏ sau đó phi thơm, tới khi tỏi chuyển màu vàng nâu thì tắt bếp trút lên rau cải rổ. Tiến hành pha nước sốt dầu hào gồm dầu hào, nước tương và chút đường, hòa với nước lọc. Sau đó đun sôi hỗn hợp sốt trong khoảng 3 – 5 phút, tắt bếp.
Cải rổ xào thịt bò
Nếu chỉ mình rau là chưa đủ thì bạn có thể sử dụng thêm nguyên liệu là thịt bò. Cách làm món này cũng không hề khó. Bạn băm nhuyễn tỏi, phi thơm rồi cho thịt bò vào xào sơ trước, thấy thịt dần chín săn lại thì trút ra riêng. Sau đó cho phần cọng cải rổ vào xào trước, khoảng 3 – 5 phút sau thì cho lá vào, nêm nếm gia vị. Tiếp tục đảo đều tay tới khi thấy rau dần chín thì trút thịt bò vào lại, đảo khoảng 3 phút thì có thể tắt bếp. Món này có sự hòa quyện của cả hai loại nguyên liệu, ăn rất vào cơm.
Cải rổ xào nấm
Nếu bạn muốn có một sự khác biệt trong món rau xào của mình thì nên thử món này. Bạn băm nhuyễn nhỏ tỏi, sau đó phi thơm, trút nấm đông cô vào đảo trước, khi thấy nấm mềm và bắt đầu co lại thì cho cọng cải vào đảo cùng, khoảng 3 – 5 phút sau thì cho nốt phần lá vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn, đảo thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp và thưởng thức.
Canh cải rổ nấu tôm
Bỏ qua các món xào, bạn cũng nên thử tìm hiểu thêm về món canh được nấu từ cải rổ. Đầu tiên phi thơm hành tím, cho tôm băm nhỏ vào đảo trước, nêm chút gia vị rồi đong lượng vừa ăn và đun sôi. Khi nước sôi thì cho rau cải rổ vào, đun lửa nhỏ, nêm lại gia vị và đun đến khi rau chín mềm đúng ý thì tắt bếp. Món này rất dễ nấu mà vị lại thanh mát, rất thích hợp cho các bữa cơm gia đình.
Nước ép cải rổ
Với những người đang muốn giảm cân thì không nên bỏ qua món nước ép này.
Với phương pháp thủy canh, việc trồng rau cải rổ trở nên hết sức đơn giản phải không nào. Nếu bạn cũng muốn sở hữu một giàn thủy canh như ý, bạn có thể liên hệ ngay với Lisado. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn về mô hình giàn, vị trí đặt giàn và tiến hành thi công lắp đặt trọn gói. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline: 0987.857.614 – 097.157.8366.