Hướng dẫn cách trồng cây dưa lưới tại nhà đơn giản, năng suất
Dưa lưới là một trong những loại trái cây rất được yêu thích vì sự mát lành và thơm ngon, tuy nhiên nhiều gia đình lại e ngại không muốn mua vì sợ dưa lưới bán ngoài chợ có nhiều thuốc trừ sâu. Vậy tại sao bạn lại không thử tự trồng dưa lưới, cách trồng cây dưa lưới tại nhà dưới đây rất đơn giản cho mọi gia đình.
Cây dưa lưới là loại cây leo, thế nên nhiều người cho rằng trồng dưa lưới khá phức tạp, tuy rằng để trồng dưa lưới ra trái thơm ngon cần có kỹ thuật khá cao, nhưng đây là loại cây dễ trồng và bạn có thể trồng ngay tại nhà trong thời gian ngắn tầm 3 tháng là thu hoạch được trái.
Sau đây, Lisado sẽ chỉ cho bạn cách trồng dưa lưới đơn giản bằng thùng xốp để bạn có thể đặt ở sân, ban công hay sân thượng nhà mình.
1. Các yếu tố môi trường thích hợp trồng dưa lưới
Thời vụ
Dưa lưới là loại cây ưa nắng, thích hợp với khí hậu ấm áp, khô ráo, độ ẩm vừa phải, vì vậy mà bạn không nên trồng dưa lưới vào những mùa mưa nồm ẩm.
Thời gian thích hợp trồng dưa lưới là vào tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, vì thời gian này ở Việt Nam, thời tiết sẽ ấm áp hơn, nhiều nắng, cây phát triển tốt, nhanh lớn và trái dưa khi thu hoạch cũng sẽ thơm ngọt hơn.
Ánh sáng
Như đã nói ở trên, cây dưa lưới rất ưa sáng, bạn nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng để cây phát triển tốt, nên trồng cây ở ban công hoặc sân thượng, nơi đón được nguồn ánh sáng tự nhiên để cây hấp thụ.
Đất trồng
Đất trồng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vì vậy đất trồng cây dưa lưới cần có đầy đủ chất dinh dưỡng, là loại đất tơi xốp, dễ thoát nước, bạn có thể bón thêm phân chuồng hoặc tro trấu cho đất, làm sạch đất trước khi trồng cây để tránh sâu bệnh, trứng, ấu trùng và các loại nấm còn tồn tại trong đất.
Nguồn nước
Nguồn nước tưới cho cây dưa lưới nên là nước giếng hoặc nước sông suối, cách trồng cây dưa lưới tại nhà có nhiều gia đình dùng nước máy sử dụng có chứa hàm lượng Clo, Sulphur cao sẽ không tốt cho cây.
2. Kỹ thuật trồng cây dưa lưới
Chuẩn bị hạt giống và ươm mầm
Hạt giống dưa lưới có nhiều loại, phù hợp với thời tiết và khí hậu từng nơi, vì vậy khi mua hạt giống bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn để lựa chọn loại hạt giống tốt nhất.
Hạt giống phải sạch, tốt, có khả năng nảy mầm cao, đề kháng bệnh tốt thì cây mới phát triển nhanh, nhất là khi mỗi gia đình chỉ trồng khoảng chục cây.
Hạt giống mua về cần được ngâm trong nước ấm (28 – 32 độ C) trong khoảng 2 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm khoảng 4 – 6 tiếng rồi bắt đầu đem đi ươm.
Hạt giống cần phải được ươm cho nảy mầm, khoảng 10 – 14 ngày, cây lên khoảng 2 lá thật thì đem đi trồng.
Để ươm hạt giống, bạn chuẩn bị nhiều bầu nhỏ, mỗi bầu phải có lỗ thoát nước, phủ giá thể lên đó, giá thể là hỗn hợp của phân chuồng, mùn hữu cơ và tro trấu, đặt hạt giống vào và tưới nước.
Bầu ươm cần đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nắng mưa và côn trùng xâm phạm.
Bài viết bạn nên đọc:
3. Cách trồng cây dưa lưới tại nhà:
Bạn chuẩn bị thùng xốp nhỏ, mỗi cây được trồng trong một thùng xốp, bạn phải làm lỗ thoát nước cho thùng xốp.
Sau đó phủ đất trồng vào và tiến hành đặt bầu cây con, nèn chặt đất xung quanh để cây đứng vững. Bạn tưới nhẹ cho cây và đặt cây ở nơi có ánh sáng như ban công, sân thượng.
Cách chăm sóc cây dưa lưới
Bón phân: Cây dưa lưới không cần chăm sóc quá nhiều, tuy nhiên cây muốn phát triển nhanh, ra trái ngọt thì cần phải được chăm bón thường xuyên và bấm ngọn.
Cây cần được bón phân NPK theo nhiều giai đoạn khác nhau, bón lót, bón thúc và bón bổ sung. Ngoài sử dụng phân NPK, bạn nên pha thêm các dung dịch dinh dưỡng để bón thêm cho cây.
Tưới nước: cây dưa lưới không cần tưới quá nhiều nước, bạn chờ khi cây ra 3-4 lá thì tưới nước từ 0.5 – 0.8 lít/ngày cho cây.
Cây cần được cung cấp đủ nước hàng ngày để có thể phát triển tốt, kháng bệnh, tuy nhiên lượng nước cần giảm vào thời điểm đậu trái cho đến khi thu hoạch.
Làm giàn: Cây dưa lưới khi lớn sẽ cần phải làm giàn để leo, vì vậy bạn nên đóng cọc để cây leo lên, nếu đặt ở ban công thì cây không cần làm giàn, còn đặt ở sân thượng thì bạn có thể giăng dây nilon vào các cọc để cây dưa lưới leo theo, điều này khi bạn trồng nhiều cây, các cây sẽ phát triển tốt bám theo giàn.
Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Để cây có thể ra quả thơm ngon và ngọt, bạn cần phải bấm ngọn thường xuyên vào buổi sáng để cây tập trung dinh dưỡng vào nuôi quả.
Bạn hãy bấm hết lá già dưới gốc cây, bấm dần đến khi cây ra khoảng 8 – 10 lá, nách lá đầu tiên sẽ ra hoa cái, giữ hoa cái lại và tiếp tục bấm ngọn khi nhánh phát triển để hoa cái nở và đậu quả.
Mỗi cây dưa lưới chỉ nên có từ 1 – 2 quả, vì quả dưa lưới to và nặng dễ làm gãy cây.
Thu hoạch quả dưa lưới
Khi cây đậu quả, quả dưa lưới sẽ dần lớn, lúc này bạn nên bổ sung phân bón NPK cho cây để quả ngọt và to hơn. Quả chín sẽ nổi kín gân trắng và chuyển sang màu vàng, cuống sẽ khô dần, bạn thu hoạch và đặt ở nơi khô ráo thêm 1 – 2 ngày nữa để thưởng thức ngon hơn.
Bài viết dưới đây đã trình bày cho bạn cách trồng cây dưa lưới tại nhà, cách trồng này rất đơn giản và dễ áp dụng cho mọi gia đình, giúp bạn có thể thưởng thức dưa lưới sạch và thơm ngon không kém mua ngoài chợ.
Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.