Cách phòng trừ bệnh thối thân trên cây dưa lưới
Bệnh thối thân là 1 trong số những loại bệnh trên cây dưa lưới khá thường gặp, nó gây hại đến sự tăng trưởng và năng suất thu hoạch của cây trồng. Chính vì vậy mà người nông dân cần tìm hiểu thật kỹ để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cho bạn về cách phòng trừ bệnh thối thân ở cây dưa lưới.
1. Bệnh thối thân trên cây dưa lưới
+ Nguyên nhân cây bị bệnh thối thân
Bệnh thối thân trên cây dưa lướicũng như nhiều loại bệnh khác, phát sinh từ những loại nấm bệnh bám trên cây và hút chất dinh dưỡng của cây, bệnh thối thân phát sinh từ nấm Rhizoctonia solani, Fusarium solani là chủ yếu, ngoài ra còn một số loại nấm khác như Fusarium sp, Pythium spp,… Các loại nấm này tồn tại trong nước, đất và cả hạt giống, nhanh chóng lây lan và gây bệnh cho cây.
+ Triệu chứng của bệnh thối thân
Cây dưa lưới khi nhiễm nấm sẽ bị héo rũ hết lá, lá cây chuyển sang màu vàng, dần chuyển sang màu nâu, khô héo và quăn lại. Cành lá cũng sẽ dần héo dần và không thể hồi lại dù được cung cấp đủ nước.
Vết bệnh sẽ xuất hiện ở quanh cổ rễ, có màu thâm đen lại, bên ngoài thì phần thân khô cứng lại, tuy nhiên bên trong thân lại bị sũng nước, thối rữa.
Nếu quan sát kỹ thì vết bệnh có phủ một lớp nấm màu trắng xám, nâu nhạt hoặc trắng hồng, màu sắc sẽ tùy theo loại nấm gây hại cho cây.
+ Tác hại của bệnh thối thân trên cây dưa lưới
Bệnh thối thân là loại bệnh phổ biến mà bất kỳ người nông dân nào cũng cần phải chú ý khi trồng cây dưa lưới, tác hại của loại bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất thu hoạch. Các loại nấm sẽ hút hết chất dinh dưỡng ở cây, khiến cho lá cây héo rũ, chuyển màu, khô cứng lại và nhanh rụng.
Khi cây bị nặng, nấm tấn công vào phần cổ rễ nên biểu bì phần cổ rễ đã không còn, cổ rễ và thân chỉ còn một ít mạch dẫn, vì vậy mà không thể cung cấp đủ nước cho cây, phần thân và cành cây thâm đen lại, khô cứng, dễ giòn và gãy.
Thế nhưng cổ rễ lại úng nước, bên trong thối rữa. Cây mắc bệnh ra hoa kết trái được vì không có đủ chất dinh dưỡng và nước cho sự phát triển của cây.
Bệnh có thể làm chết héo cây, nhất là vào những thời điểm nắng to, tấn công cả khi cây còn non cho tới khi trưởng thành.
biệt là thời điểm ra hoa kết trái, cây dưa lưới có thể khó đậu quả, quả non có thể thiếu nước mà quả nhỏ, khô quắt lại, bị đắng chát, ảnh hưởng lớn tới năng suất thu hoạch của vườn dưa.
+ Điều kiện thuận lợi bùng phát bệnh thối thân trên cây dưa lưới
Bệnh thối thân phát sinh từ các loại nấm như Rhizoctonia solani, Fusarium solani, mà các loại nấm này phát triển thuận lợi nhất trong điều kiện ẩm ướt. Thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm cao, mưa nhiều và nhiệt độ khoảng 18 – 25 độ C, nấm sẽ sinh sôi và lây lan rất nhanh qua gió, nguồn nước hoặc đất.
Gặp điều kiện thích hợp, bào tử nấm có thể xâm nhập vào các vết thương hoặc lỗ khí của lá để gây hại, kể cả khi trồng nhiều vụ mùa liên tục trên một thửa ruộng thì nấm có thể tồn tại và gây bệnh.
Bạn có thể tham khảo thêm 1 số bệnh khác trên dưa lưới để có biện pháp phòng bệnh nhé:
2. Biện pháp phòng trừ bệnh thối thân trên cây dưa lưới
Bạn có thể thấy những tác hại của bệnh thối thân với vườn dưa lưới của mình, vì vậy mà ngay khi bắt đầu cho vụ mùa mới, bạn nên có những biện pháp phòng trừ hiệu quả để cây chống chịu tốt. Lisado sẽ gửi tới bạn một vài biện pháp như sau:
+ Nấm có thể tồn tại trong đất và lây lan cho cây, vì vậy bạn nên làm thông thoáng đất, kiểm tra lại hệ thống thoát nước, trước khi gieo hạt, bạn nên cày bừa ngâm nước ngập đất, khoảng hơn 10 ngày, có thể bón vôi bột khoảng 30kg/sào Bắc Bộ để tiêu diệt nấm.
+ Tiêu hủy, loại trừ toàn bộ cây bệnh hoặc tàn dư của vụ trước, dọn cỏ, rơm rạ, tiêu diệt sâu bệnh, trứng, ấu trùng, nhộng để không còn nguy cơ phát sinh bệnh trên cây.
+ Lựa chọn loại giống dưa lưới tốt, sạch, có khả năng đề kháng tốt với các loại bệnh. Bạn nên luân canh với chu kỳ 2 năm trở lên khi vụ trước đã bị nhiễm bệnh, mật độ trồng cây ở mức vừa phải, thông thoáng để dễ dàng thoát nước.
+ Để cây dưa thoát nước tốt hơn, bạn nên lên luống cao, phủ gốc mỏng, chân ruộng cao làm đất thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt hơn, hạn chế sự phát triển của nấm.
+ Tưới nước ở mức độ vừa phải, cần điều tiết lượng nước, đặc biệt là mùa mưa và độ ẩm cao. Khi bón phân cho cây dưa lưới, bạn nên bón nhiều loại phân chuồng trộn với vôi bột, không nên tưới nước phân tươi. Phân bón nên có đầy đủ các nguyên tố vi, trung và đa lượng để cây phát triển tốt và có khả năng chống chịu.
+ Bạn có thể phun thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo cây trồng không bị nhiễm nấm như Roval 50 WP, Copper B, Anvil 5 SC, Benlat C 50 WP, Validacin 5L, Kasumin 2L + CabrioTop 600WDG… pha nồng độ 0,1 – 0,2%,… tưới khi cây khô sương.
+ Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao, đây là điều kiện thuận lợi để các loại nấm phát triển, bạn nên phun phòng trừ định kỳ các loại thuốc sau để bảo vệ cây như Rovral 50WP, Anvil 5SC, Rampart 35SD, Validacin 5L, Topsin M 70WP, Ridomil Gold 68 WG,…
Bài viết trên đây đã phân tích về tác hại và biện pháp phòng trừ bệnh thối thân trên cây dưa lưới. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể có được một vụ mùa dưa lưới bội thu với năng suất cao.
Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.