Trồng dưa hấu leo giàn tại nhà
Dưa hấu leo giàn là một trong những nghiên cứu vượt bậc trong nền nông nghiệp Việt Nam. Bởi mô hình này phù hợp với nơi có diện tích nhỏ và cho năng suất cao. Vậy trồng dưa hấu leo giàn tại nhà như thế nào? Cùng Lisado Việt Nam tham khảo bài viết này để hiểu thêm về cách trồng, đặc điểm của loại quả này nhé!
Điểm vượt trội của dưa hấu leo giàn
Dưa hấu leo giàn dần được nhiều bà con ứng dụng trong sản xuất. Đặc biệt, loại quả này có những ưu điểm vượt trội so với dưa hấu truyền thống dưới đất như:
- Dưa hấu leo giàn có thể thực hiện tại nơi có diện tích hẹp như ban công, tầng thượng hoặc trong khu vườn nhỏ,…
- Đặc biệt, theo vài đánh giá nghiên cứu, trồng dưa hấu leo giàn tại nhà có thể hạn chế tiếp xúc với sâu bệnh, nấm bệnh vốn có trong đất trồng.
- Năng suất của dưa hấu leo giàn có thể gấp đôi đến 1,7 – 2 lần dưa hấu bò đất truyền thống.
- Với giống dưa hấu leo giàn thường có trọng lượng trung bình 4 kg/ trái với thịt chắc, đỏ tươi có hương vị ngọt mát đặc trưng.
Kỹ thuật trồng dưa hấu leo giàn tại nhà đơn giản, dễ thực hiện
Trồng dưa hấu leo giàn tại nhà giúp cây thuận lợi phát triển, cho năng suất cao. Bạn cần chuẩn bị các yếu tố sau:
Thực hiện làm giàn dưa hấu
Nội dung chính:
Đối với dưa hấu leo giàn, thực hiện làm giàn là công đoạn cực kỳ quan trọng. Vì vậy, người làm cần phải thiết kế, bố trí gian sao cho thật vững, cây có thể leo lên và chịu lực khi quả ở trọng lượng 3 – 4kg.
Sau khi bạn ủ hạt giống, làm bầu thì sau 2 – 3 ngày tùy vào nhiệt độ, hạt sẽ nảy mầm. Khi mầm được 2 – 3 mầm, hãy trồng giống xuống đất. Sau khoảng 9 – 10 ngày thì bạn bắt đầu làm giàn cho dưa hấu leo. Làm giàn bạn thực hiện như sau:
- Cọc có chiều dài 2.5m và chiều cao 1.5m cắm với góc xiên 30 độ dưới đất. Với mục đích chính giúp cây quang hợp tốt hơn.
- Thực hiện cắm cột cây theo hình trụ đứng, để chắc chắn có sử dụng dây thiết để niềng. Sau đó, đóng 2 cọc căng 2 bên để cọc không bị ảnh hưởng bởi gió, bão lớn. Sử dụng những thanh tre dài, thẳng cố định chiều ngang giàn để dưa hấu dễ dàng bò lên.
Quy trình cách chăm sóc dưa hấu leo giàn
Trồng dưa hấu leo giàn tại nhà thường mất khá nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên chất lượng quả cho lại vô cùng chất lượng. Dưới đây là quy trình chăm sóc dưa hấu:
Bón phân cho cây
Sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ ngay khi bắt đầu trồng cây. Ngoài ra, để cây có dinh dưỡng trong quá trình thụ phấn, bạn lên bón lót phân NPK và rải vôi để tiêu diệt kiến, mối cắn gốc.
Làm cỏ quanh gốc
Trong quá trình trồng dưa hấu, bạn cần loại bỏ cỏ dại quanh gốc để tránh tình trạng cỏ chiếm chất dinh dưỡng nuôi cây.
Tưới nước định kỳ, thường xuyên
Với bất kỳ không gian trồng dưa hấu leo giàn trên sân thượng, ngoài vườn,… bạn nên tưới nước thường xuyên vào buổi sáng hoặc chiều muộn. Liều lượng nước tới và số lần tưới phụ thuộc vào điều kiện trồng và thời kỳ sinh trưởng. Lưu ý, nếu cây đang trong thời kỳ lên rễ thì lượng nước tưới nên nhiều lần/ngày và tưới sát gốc tránh dội nước lực mạnh.
Tỉa nhánh cây và định hướng dây
Bạn cần tỉa bớt nhánh cây để tránh lãng phí chất dinh dưỡng. Với ít nhánh thì dây dưa sẽ mập mạp và dễ dàng tạo trái về sau. Khi dây dưa bắt đầu leo giàn, bạn hãy quan sát thường xuyên và cố định vị trí dây sao cho thẳng góc với hàng trồng dưa.
Thụ phấn nhân tạo
Trong thời kỳ nở hoa (trong khoảng thời gian từ 25 – 30 ngày sau khi trồng), hãy thực hiện thụ phấn vào buổi sáng trong khoảng từ 7 – 9 giờ. Bằng cách ngắt bất kỳ bông hoa đực vừa nở, to, chứa nhiều phấn rồi chấm phấn nên nhụy hoa cái vừa nở.
Điều trị sâu bệnh
Trong quá trình trồng dưa hấu leo giàn tại nhà, bạn có thể gặp một số loại sâu trên cây như: bọ trĩ truyền bệnh khảm cho cây thì cần trộn Cruiser vào bầu đất; bệnh Sương mai hay nứt thân xì mũ (bã trầu). Với những loại bệnh này, bạn có thể phòng ngừa bằng các loại thuốc đặc trị.
Như vậy, vừa rồi Lisado Việt Nam đã cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng trong trồng dưa hấu leo giàn tại nhà rồi. Chúc các bạn thực hiện, mùa màng bội thu khi trồng nhé!