Lá mai bị quăn: Nguyên nhân và cách khắc phục
Lá mai bị quăn là dấu hiệu cảnh báo cây đang bị sâu bệnh hại tấn công. Bạn cần nhanh chóng nắm bắt được nguyên nhân. Sau đó tìm cách khắc phục để tránh sâu bệnh lan nhanh ảnh hưởng đến cây.
Nguyên nhân khiến lá mai bị quăn
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng lá mai bị quăn. Nếu bạn muốn khắc phục tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả thì bạn cần nắm được những nguyên nhân như sau:
Lá mai quăn do bọ trĩ gây ra:
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến cho lá cây mai bị quăn mà nhiều người trồng gặp phải. Tình trạng này thường xảy ra vào thời điểm sau Tết Nguyên đán. Do lúc này cây ra nhiều lá non cộng với khí hậu ẩm ướt. Vì vậy mà bọ trĩ phát triển nhanh chóng tấn công lá khiến cho cây bị quăn lăị.
Lá mai bị quăn do ấu trùng làm tổ:
Nếu là do ấu trùng làm tổ thì tình trạng này chủ yếu là vào mùa khô. Thông thường ấu trùng rất thích làm tổ ở các lá non khiến cho lá bị quăn. Vào mùa mưa thì ấu trùng sẽ giảm xuống nên cũng ít khi gặp phải tình trạng này.
Cách khắc phục tình trạng lá mai bị quăn
Tùy thuộc theo từng nguyên nhân mà sẽ có các cách khắc phục tình trạng lá mai bị quăn khác nhau. Dưới đây là một số giải pháp được các chuyên gia chia sẻ mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Dùng vòi nước cao áp
Cách này được áp dụng với nguyên nhân lá mai bị quăn do bọ trĩ. Dưới tác dụng của vòi cao áp thì nước sẽ rửa trôi bọ trĩ. Nhờ vậy làm giảm được mật độ bọ trĩ ở trên cây. Ngoài ra nó còn có tác dụng loại bỏ các loài gây hại khác như rệp sáp, ve nhện đỏ…
Tuy nhiên khi thực hiện bạn cần chú ý dùng vòi đúng vị trí. Tránh bật quá mạnh khi phun có thể khiến cho các cành lá khỏe mạnh bị dập, nát lá.
Dùng thuốc diệt sâu bọ
Đối với những trường hợp sâu bọ, ấu trùng làm tổ. Hoặc là đã dùng vòi nước cao áp nhưng bọ trĩ vẫn nhiều thì bạn cần dùng thuốc diệt sâu bọ.
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như là Radiant, Trebon 10EC, AT Mebe, Malvate…. Khi phun thuốc bạn cần phun cả hai mặt của lá cây. Phun thuốc xung quanh gốc mai để ngăn chặn sâu bệnh tái phát.
Tùy thuộc theo từng loại thuốc sẽ có hướng dẫn sử dụng khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo nên phun thuốc ba lần để có hiệu quả tốt nhất. Sau khi phun đợt 1 được 3 ngày thì bạn phun đợt 2. Sau khi phun đợt 2 được 7 ngày thì bạn phun thuốc đợt 3.
Ngoài ra để tránh tình trạng cây kháng thuốc thì bạn nên đổi thuốc sau mỗi đợt phun. Đặc biệt bạn cần chú ý phối hợp thuốc theo đúng tỷ lệ.
Cách phòng tránh tình trạng lá mai bị quăn
Tình trạng lá mai bị quăn khá phổ biến và gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Để phòng tránh bệnh hiệu quả bạn có thể chủ động thực hiện các biện pháp dưới đây.
-
Thường xuyên vệ sinh, dọn cỏ, cắt tỉa cành nhất là ở giai đoạn trước Tết và sau Tết.
-
Trong mùa mưa phải đảm bảo che chắn cho cây đồng thời để cây được thoáng đãng.
-
Sử dụng phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn. Tuyệt đối không lạm dụng hoặc bón sai cách khiến cây bị cháy lá và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.
-
Tưới nước đầy đủ cho cây, nếu trồng cây trong chậu thì hãy kê cao để tránh cho cây bị ngập úng nước. Tưới nước cần đúng liều lượng, tránh để quá khô hoặc tưới quá đẫm.
-
Chủ động phun thuốc để phòng trừ những bệnh lý thường gặp trên cây mai. Có thể dùng thêm các chế phẩm sinh học để bảo vệ cây được tốt hơn.
-
Khi phát hiện mầm bệnh cần khắc phục ngay, tránh để lâu ngày khiến bệnh lây lan sang các cành khác hoặc các cây xung quanh.
Trên đây là những thông tin mà LISADO chia sẻ về tình trạng lá mai bị quăn. Hy vọng đã mang đến những kiến thức bổ ích giúp bạn nắm được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. Qua đó chăm sóc cho cây mai nhà mình được tươi tốt nhất.