Kỹ thuật trồng đu đủ ruột đỏ đảm bảo năng suất cao nhất
Đu đủ ruột đỏ được sử dụng trong đời sống Việt với công dụng tuyệt vời cung cấp vitamin C cho cơ thể, có tác dụng chống lão hóa, giảm cân,… Đồng thời, trong dân gian lá đu đủ là bài thuốc hiệu quả trong đông y. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều người mong muốn trồng loại cây này. Tuy nhiên, liệu bạn đã nắm bắt được kỹ thuật trồng đu đủ ruột đỏ cho năng suất cao, chất lượng tốt nhất chưa? Cùng Lisado tìm hiểu cách trồng trong bài viết này nhé!
Kỹ thuật trồng đu đủ ruột đỏ khoa học bạn nên biết
Với mong muốn cung cấp cho bà con, hộ gia đình muốn trồng và cho năng suất, độ ngọt đạt 13 -14 độ Brix nên chúng tôi đưa ra kỹ thuật trồng chi tiết như sau:
Chuẩn bị cây con và lựa chọn thời vụ
Nội dung chính:
Một trong những kỹ thuật trồng đu đủ ruột đỏ cho tỷ lệ đậu quả cao phụ thuộc vào nguồn cây giống và mùa vụ trồng trọt. Thông thường, miền nam thường thích hợp trong cây này trong tầm tháng 4 – 5 (vì đây là đầu mùa mưa sẽ rất tốt cho sự phát triển của cây con). Với miền bắc, thích hợp trồng trong vụ thu đông ( tức 9 – 10).
Đến giai đoạn chuẩn bị cây con, để kích thích hạt nảy mầm, bạn cần ngâm hạt trong nước ấm trong tầm vòng 1 ngày. Sau đó, vớt hạt ra ủ ấm trung khăn ẩm có nhiệt độ phòng 25 – 27 độ C. Bởi đây là thời gian tối ưu lên mầm. Bạn có thể kiểm tra, nếu hạt nứt nanh thì có thể đem gieo.
Đọc thêm: Băng keo dán màng nhà kính Ginegar Israel chính hãng, giá tốt
Chuẩn bị đất ươm
Đất ươm được xác định dựa theo tỷ lệ như sau: 2 phần đất : 1 phần phân chuồng ( để đất tơi xốp nhất nên chọn phân chuồng hoai mục, ngoài ra nếu gia đình bạn không có nguyên liệu này có thể thay thế thành tro, trấu hoặc xơ dừa). Sau đó, đem hạt đã chuẩn bị đi ươm đến khi cây có 5 – 6 lá thì mang đi trồng.
Thông thường, quá trình ươm diễn ra trong 40 – 45 ngày. Lưu ý, trong quá trình gieo hạt trong bầu nên sâu khoảng 1cm. Nếu gieo hạt quá sâu thì hạt sẽ chậm nảy mầm hoặc không nảy mầm. Bạn cần đặt bầu ươm nơi có nhiều ánh sáng để hạt nảy mầm tốt và tưới nước vừa đủ, không để quá khô hoặc quá ẩm.
Chuẩn bị đất trồng và cách trồng
Nếu bạn trồng số lượng ít 1 – 2 cây trong vườn, sân thượng bạn nên lựa chọn phần đất tơi xốp có nguồn nước tưới tiêu. Để cây hạn chế sâu bệnh nhất trong quá trình trồng, bạn có thể trộn thêm thuốc tiêu diệt kiến trước khi trồng. Ngoài ra, nếu quy mô công nghiệp cung cấp đu đủ quả cho thị trường, người dân cần trồng quy mô lớn với khoảng cách 30 – 40 cm và rải vôi để tiêu diệt nấm, sâu bọ trước mùa vụ trồng.
Lên chu trình bón phân và chăm sóc cho đu đủ ruột vàng
Để cây có thể sinh trưởng hiệu quả và tạo độ ngọt của trái, bạn lên sử dụng phân đạm NPK bón thúc trong giai đoạn ra hoa và kết trái. Bởi trong NPK có thành phần chín Kali giúp trái ngọt, thịt chắc và cho chất lượng cảm quan tốt.
Đặc biệt, ở giai đoạn ra hoa, bạn nên vặt bớt một số hoa đu đủ và lá cây để cây có đủ dưỡng chất tạo quả và đậu quả số lượng lớn hơn. Trong quá trình trồng, bạn cần tưới nước cho cây mỗi ngày với 1 lượng nhỏ để cây không bị khô hoặc quá ẩm tránh tình trạng sâu đục rễ, khô héo,…
Blog liên quan: Màng phủ nhà kính | Nhà màng nhà kính nhập khẩu Israel chính hãng, giá tốt
Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng đu đủ ruột đỏ
Trong quá trình trồng đu đủ ruột đỏ, người trồng cần ngăn chặn, tiêu diệt sâu bệnh gây hại như: bọ trĩ, bọ phấn trắng, rầy xanh, bởi đây là côn trùng chích hút truyền virus khiến cây còi cọc, kém phát triển. Đặc biệt, rệp sáp là côn trùng hay bắt gặp trên thân cây. Cách giải quyết loại sâu bệnh này là luôn thiêu hủy lá già, làm thoáng không gian trong vườn và nên phủ vôi trên thân cây và dưới gốc.
Như vậy, trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn chi tiết kỹ thuật trồng đu đủ ruột đỏ giúp bạn có thể thực hiện dễ dàng hơn rồi. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn trồng được cây đủ không sâu bệnh, chất lượng và độ ngọt tốt nhất nhé! Đừng quên thường xuyên ghé LISADO Việt Nam để cập nhật nhiều thông tin về giá nhà màng trồng dưa lưới hữu cùng những thông tin hữu ích bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm: Cách làm nhà kính trồng dưa lưới đơn giản, đúng kỹ thuật