16 loại bệnh thường gặp trên cây cà chua và cách trị tận gốc
Cà chua tuy là loại cây không áp dụng các kỹ thuật trồng quá cầu kỳ nhưng chúng vẫn được xem là loại cây khá khó trồng bởi loại cây này khá dễ nhiễm nhiều loại bệnh. Lisado đã tổng hợp giúp bạn 16 loại bệnh thường gặp trên cây cà chua và cách trị tận gốc để bạn có thêm kiến thức chăm sóc thật tốt cây cà chua đem lại năng suất và chất lượng cao nhất.
16 loại bệnh thường gặp trên cây cà chua và cách trị tận gốc
Bệnh sương mai
Nội dung chính:
Đây là loại bệnh rất phổ biến đối với các cây trồng họ cà do vi khuẩn Phytophthora infestans gây ra. Bệnh sẽ bắt đầu với các đốm màu xanh đậm như úng nước, sau đó chuyển dần sang màu đen có thể làm thối nhũn hoặc gãy giòn bộ phận nhiễm bệnh tùy theo điều kiện môi trường.
Bệnh phát sinh và gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ, trời âm u có sương mù, ở các vùng đất trũng thấp, ít thoát nước, bón phân không cân đối, bón quá nhiều đạm.
Biện pháp phòng bệnh:
Trước khi trồng nên vệ sinh đồng ruộng, thu gom và tiêu hủy tàn dư gây bệnh đồng thời luân canh cây trồng để tránh mầm mống bệnh. Bón vôi, phân hữu cơ trước khi gieo trồng. Bón phân cân đối, tăng lượng bón phân kali và lân. Luống đánh cao, rãnh rộng để dễ thoát nước.
Khi phát hiện bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc gốc đồng và thuốc chứa các hoạt chất Mancozeb, Phosphorous, Fosetyl-aluminium như: Ridomil Gold 68WP, Aliette 80WG, Eddy 72WP+ Klifos, Agrifos 400…
Bệnh thán thư
Bệnh thán thư cây cà chua do nấm Colletotrichum phomoides gây ra. Chúng có biểu hiện với các đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0,5-0,2, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám.
Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc trong ruộng tưới nhiều nước, độ ẩm không khí cao.
Biện pháp phòng bệnh:
Chọn giống ít nhiễm bệnh, trồng thưa và làm giàn chống để tạo sự thoáng khí cho cây. Tưới nước nhỏ giọt nên rễ tránh tưới quá nhiều lên lá cây đồng thời nên thu hoạch cà chua đúng thời điểm tránh để quả quá chín dễ mắc bệnh. Thu gom tiêu hủy các quả bị bệnh tránh lây lan trên diện tích rộng.
Khi phát hiện bệnh mới chớm nên phun một trong các loại thuốc sau: hoạt chất Azoxystrobin như Amista; hoạt chất Metomenostrobin như Ringo-L 20SC hoặc phun một trong các loại thuốc sau: Amistar 250SC, Plant 50WP, Antracol 70WP, Polyram 80DF, Daconil 500SC,…. Theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
Bệnh phấn trắng
Bệnh phấn trắng là một bệnh nhiễm nấm có thể nhận biết ngay lập tức chính là lớp lá và thân cây bị mốc trắng bao phủ. Vết bệnh ban đầu rất nhỏ, nằm rải rác trên mặt lá, các vết bệnh ban đầu khi mới xuất hiện có màu xanh nhạt hay vàng nhạt xuất hiện ở mặt trên của lá. Các bào tử nấm phấn trắng thường có xu hướng phát triển rất mạnh trên bề mặt lá (mặt trên). Nguyên nhân gây nên bệnh phấn trắng là do chủng nấm Leveillula taurica, Erysiphe cichoracearum, đây cũng là loại bệnh phổ biến trên các loại cây họ nhà cà.
Biện pháp phòng trừ:
Nếu bạn phát hiện ra vấn đề sớm, hãy cắt bỏ và tiêu hủy tất cả các lá bị ảnh hưởng, sau đó phun cho cây hàng tuần với hỗn hợp một phần sữa với năm phần nước trong thời gian nấm mốc vẫn còn hoặc sử dụng thuốc xịt phòng ngừa bằng sulphur để điều trị.
Bệnh héo xanh
Đây là loại bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Bệnh có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà chua nhưng thường hại nhiều ở giai đoạn ra hoa kết quả đến khi quả già.
Cây khi nhiễm bệnh sẽ bị héo rũ trước, có thể héo một cành hay một nhánh nhỏ, sau đó các lá phía dưới tiếp tục héo và cụp xuống, cuối cùng dẫn đến toàn bộ cây bị héo rũ, gãy gục, và chết. Bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, ẩm ướt gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.
Biện pháp phòng, trừ:
- Sử dụng giống khỏe, chống lại sâu bệnh tốt
- Làm luống cao để tránh đọng nước khi mưa hoặc tưới nước
- Trồng cây với mật độ vừa phải, giữ khoảng cách giúp cây thông thoáng
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và ka li. Tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục, vôi bột và phân kali hoặc tro trấu
- Trồng luân canh để hạn chế tối đa mầm bệnh
Ngoài ra nên thường xuyên theo dõi tình trạng của cây nếu có chớm bệnh cần dùng thuốc Stamer 20 WP để phun ngay.
Bệnh thối đít cà chua
Thối đít cà chua là loại bệnh có thể nhận biết ngay lập tức từ lớp da đổi màu ở dưới cùng của quả, đối diện với cuống. Đó thường là dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi, do đất kém hoặc suy kiệt do tưới quá nhiều nước.
Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp tốt nhất chính là sử dụng loại thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ, tưới tiêu có kế hoạch, đủ liều lượng tránh tưới quá nhiều.
Nếu mảng cà chua của bạn bị thối đầu hoa, hãy chọn những quả bị ảnh hưởng để ngăn nó lây lan, sau đó tưới nhẹ đất bằng sữa pha loãng (50/50 nước và sữa) để tăng cường canxi nhanh chóng. Thêm vỏ trứng vào đất tại thời điểm trồng cây cũng là một cách làm phổ biến và được cho là có thể giúp ngăn ngừa bệnh.
Bệnh cuốn lá
Sâu cuốn lá cà chua, còn được gọi là bệnh xoăn lá là do nhiễm virus thường do rệp lây lan hoặc mang vào vườn của bạn thông qua cây con bị nhiễm bệnh. Dấu hiệu đầu tiên là tán lá cong vào trong, sau đó bắt đầu chuyển sang màu vàng. Sự phát triển của cây sẽ bị còi cọc, sự ra hoa sẽ giảm đi và sự đậu trái sẽ bị suy giảm hoặc ngừng hoàn toàn.
Biện pháp phòng trừ:
Cách chữa duy nhất là loại bỏ những cây bị nhiễm bệnh và xử lý chúng đúng cách. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng hiện tượng quăn lá tạm thời có thể xảy ra khi tưới nước không nhất quán, vì vậy hãy loại trừ nguyên nhân này trước khi thực hiện nhổ cây.
Bệnh nứt quả
Cà chua bị nứt là một dấu hiệu chắc chắn của việc tưới quá nhiều hoặc tưới nước không nhất quán. Để ngăn ngừa sự phân hóa mầm, hãy tưới nước ít và thường xuyên cho cây thay vì để cây thường xuyên bị ướt đẫm sau đó là hạn hán. Ngoài ra, phủ một lớp mùn hữu cơ lên bề mặt đất để giúp giữ ẩm.
Bệnh quả rỗng
Mặc dù không nhìn thấy ngay được như quả nứt, nhưng quả rỗng là một triệu chứng khác của điều kiện phát triển kém. Nguyên nhân của bệnh nay chính là tình trạng tưới quá nhiều nước hoặc lượng mưa, nhiệt độ khắc nghiệt hoặc hàm lượng nitơ cao trong đất.
Không có cách chữa trị cho những quả bị ảnh hưởng, nhưng nếu điều kiện trồng trọt được cải thiện, cây cà chua vẫn có thể tạo ra những quả khỏe mạnh từ những đợt hoa sau này.
Bệnh đốm lá
Bệnh đốm lá là loại bệnh do vi khuẩn Septoria lycopersici gây ra, chúng đặc biệt phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp. Các đốm nâu sẫm đầu tiên xuất hiện ở mặt dưới của các lá phía dưới, lớn dần và liên kết với nhau theo thời gian. Cuối cùng, lá bị nhiễm bệnh sẽ rụng và cây sẽ bị suy yếu nghiêm trọng do thiếu quang hợp.
Biện pháp phòng trừ:
Loại bỏ tất cả các lá bị nhiễm bệnh ngay khi bạn nhìn thấy chúng và sau đó phun các phần còn lại của cây bằng thuốc diệt nấm hữu cơ dựa trên đồng hoặc kali bicacbonat.
Bệnh thối loét quả cà chua
Bệnh thối loét quả cà chua gây ra bởi vi khuẩn Clavibacter michiganensis. Bệnh thối loét bắt đầu với những chấm màu vàng khi cà chua chín đỏ sau đó lan dần khiến quả thối dần, mềm nhũn và lây lan ra các quả khác hay bộ phận khác.
Biện pháp phòng trừ:
Thường xuyên theo dõi và loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh để tránh bệnh lây lan rộng khiến khó kiểm soát ảnh hưởng đến năng suất cây cà chua. Trồng luân canh nhiều loại cây để chắc chắn mầm bệnh đã hết sau đó mới trồng lại cà chua trên mảnh đất đó.
Bệnh mặt mèo
Quả cà chua không phát triển bình thường mà xuất hiện nhiều biến dạng, nứt và rỗ. Không có nguyên nhân cố định duy nhất, nhưng nhiệt độ thấp có thể là nguyên nhân chính dẫn đến điều này. Ngoài ra, nồng độ nitơ trong đất quá cao có thể làm cây yếu đi và tăng tính mẫn cảm.
Tuy nhiên loại bệnh này không ảnh hưởng đến chất lượng của quả cà chua, chúng vẫn có thể ăn được như bình thường nhưng về mặt thẩm mỹ thường không được đánh giá cao.
Biện pháp phòng trừ:
Nên trồng cây đúng thời vụ để cây không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thời tiết đặc biệt sự chênh lệch giữa ngày và đêm.
Bệnh đốm quả
Bệnh đốm quả do nấm Stemphylium sp. gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và chất lượng của cà chua.
Vết bệnh đầu tiên có màu nâu, tròn, lõm xuống, bên trong vết bệnh có màu xám trắng, viền màu nâu. Ở vết bệnh cũ toàn bộ vết bệnh có màu đen. Nhiều vết bệnh có thể liên kết lại với nhau tạo thành mảng lớn và thối cả quả.
Biện pháp phòng trừ:
Bởi lẽ bệnh này ảnh hưởng nặng nhất đến các giống cà chua giống quả dài, vỏ mỏng nên đặc biệt không nên trồng giống này trong mùa mưa, đồng thời trồng cà chua với khoảng cách hợp lý tránh trồng quá dày khiến cây không thông thoáng, dễ mắc bệnh.
Bệnh không đậu trái
Đây là loại bệnh khá phổ biến của cây cà chua khi hoa ra rất nhiều nhưng thường rụng sớm và đậu rất ít trái.
Nhìn chung loại bệnh này cũng xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân chính là nhiệt độ, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cây không kịp thích nghi đặc biệt nếu cây đang trong giai đoạn ra hoa sẽ khiến hoa rụng hàng loạt khiến chúng không thể đậu quả ảnh hưởng năng suất của cây cà chua.
Biện pháp phòng chống:
Loại bệnh hay hiện tượng đa số không có biện pháp điều duy nhất chính là bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cây có thể phát triển tốt nhất.
Bệnh ít quả
Thực tế đã chứng minh ngay cả trong điều kiện lý tưởng, mức độ đậu quả có không cao gây nhiều thiệt hại cho nhà nông. Cà chua tự thụ phấn và bình thường một chút gió là đủ để thụ phấn cho hoa. Tuy nhiên, ở những vị trí có mái che hoặc điều kiện phát triển khó khăn, cây có thể cần thêm một chút trợ giúp.
Bạn có thể đảm nhận nhiệm vụ thụ phấn, hãy thử lần lượt chấm vào bên trong mỗi bông hoa bằng cọ vẽ loại tốt. Một phương pháp khác là mô phỏng các rung động do gió gây ra bằng cách rung từng bông hoa ở thân cây bằng bàn chải đánh răng điện hoặc là lắc nhẹ toàn bộ cây để hỗ trợ quá trình thụ phấn của cây một cách tốt nhất.
Ngoài ra nếu trong đất trồng cây cà chua có quá nhiều nito có thể khiến cây phát triển lá rất tốt nhưng lại cực ít hoa nên lượng quá không nhiều do đó nên cân đối lượng dinh dưỡng cho cây của bạn để hạn chế tình huống này xảy ra nhé.
Bệnh cháy nắng
Nếu quả non, chưa chín đột ngột bị ánh nắng trực tiếp chiếu mạnh, chúng có thể bị phồng rộp màu trắng, sau đó chuyển sang mốc. Để ngăn chặn điều này, hãy đảm bảo cây cà chua đầy đủ dinh dưỡng để chúng tạo ra đủ tán lá cung cấp bóng râm tự nhiên. Tuy nhiên, nếu cần thiết, hãy phủ vải nhẹ lên những quả trần để bảo vệ chúng tạm thời.
Bệnh thiếu hụt chất dinh dưỡng
Cuối cùng, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cà chua hơn hầu hết các loại cây trồng khác. Các triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung tán lá sẽ trở nên vàng, nhợt nhạt, hoặc thậm chí mờ, và trong trường hợp nghiêm trọng, cây sẽ khô héo và chết.
Quản lý đất hiệu quả bằng cách sử dụng nhiều chất hữu cơ bổ sung là cách tốt nhất để ngăn chặn vấn đề xảy ra ngay từ đầu.
Cà chua là một loại trái cây cực kỳ tốt cho sức khỏe tuy nhiên quá trình phát triển dễ gặp rất nhiều vấn đề khiến ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cà chua. Vậy nên hãy tạo điều kiện phát triển tốt nhất có thể và xử lý mọi vấn đề ngay khi chúng phát sinh để có được những quả cà chua chất lượng nhất.
Lisado Việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị thuỷ canh nhà phố như: giàn trồng rau thủy canh lắp ghép, ống nhựa thủy canh, rọ nhựa thủy canh, giá thế gieo trồng, hạt giống nhập khẩu chất lượng… Trồng rau thủy canh sẽ không còn là vấn đề khó khăn khi đội ngũ kỹ thuật của Lisado Việt Nam sẽ luôn đồng hồng cùng bạn. Hỗ trợ cách trồng cho người mới từ A-Z, đảm bảo 100% thành công.