Có nên đầu tư nhà màng trồng dưa lưới ?
Có nên đầu tư nhà màng trồng dưa lưới? Với 1000m2 trồng dưa lưới trong nhà màng, chi phí ban đầu bạn sẽ phải đầu tư có nhiều không? Chi phí làm nhà kính 1000m2 trồng dưa lưới là bao nhiêu? Quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng như thế nào? Tất cả những băn khoăn ấy sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bạn có thể tham khảo trước khi xây dựng vườn trồng dưa lưới công nghệ cao cho gia đình mình.
1. Có nên đầu tư nhà màng trồng dưa lưới
Với 1000m2 trồng dưa lưới trong nhà màng, ban đầu bạn sẽ phải đầu tư chi phí để xây dựng hệ thống nhà lưới-nhà màng; hệ thống bơm, bể chứa; hệ thống tưới nước; giá thể, vật tư phụ kiện… Cụ thể cho từng hệ thống này, bạn có thể tham khảo mức giá Lisado đưa ra dưới đây:
Hệ thống nhà màng – nhà lưới (260000đ/m2). Theo đó, chi phí làm nhà kính 1000m2 trồng dưa lưới sẽ khoảng 230-260 triệu đồng tùy theo khẩu độ và chiều cao của nhà. Kèm theo đó là các vật tư phụ kiện đi kèm như sau:
- Quạt đối lưu làm mát (8 chiếc/24 triệu)
- Hệ thống tưới nhỏ giọt (60-65 triệu)
- Hệ thống bơm, bể chứa (21 triệu)
- Giá thể, vật tư phụ kiện (55 triệu)
- Hạt giống, dinh dưỡng (5 triệu)
- 2200-2300 gốc trồng
Với mức chi phí tham khảo trên đây, có thể ước tính chi phí đầu tư ban đầu cho 1000m2 trồng dưa lưới trong nhà màng sẽ khoảng 400 – 450 triệu đồng/1000m2 bao gồm hệ thống nhà màng- nhà kính, hệ thống tưới tiêu, giá thể, vật tư phụ kiện, giống cây trồng… Ngoài ra, sau mỗi một vụ dưa, bạn cũng cần tính đến chi phí đầu tư thêm cho giống, phân bón, thuốc vi sinh…
2. Quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng
2.1. Mật độ trồng dưa lưới trên 1000m2
Nội dung chính:
Mật độ trồng dưa lưới sẽ khác nhau theo mỗi cách thức gieo trồng. Theo các chuyên gia về nông nghiệp, mật độ phù hợp nhất khi trồng dưa lưới là như sau:
- Bò trên đất: khoảng cách giữa các cây là 0,5 m x 0,5 m, khoảng cách giữa các hàng là 1,8 m x 2m, mật độ 900 cây/1.000 m2.
- Leo giàn: khoảng cách giữa các cây là 0,5 m x 0,5 m, khoảng cách giữa các hàng là 1,3 m x 1,4m, mật độ cây 2.900 cây/1.000 m2.
Khi trồng với mật độ phù hợp sẽ giúp cây phát triển nhanh và đều hơn, tránh lây lan sâu bệnh, nấm bệnh.
2.2. Quy trình, kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng
+ Chuẩn bị:
Xây dựng nhà màng
Nhà màng được xây dựng theo khung, có phần mái được lắp đặt cố định và hai cửa thông gió lớn ở hai phía. Xây trụ móng bằng bê tông để đảm bảo vững chắc. Khung nhà màng được làm bằng thép mạ kẽm chống chịu tốt với nắng gió,không gỉ sét. Các khung liên kết với nhau bằng ốc vít và bulong. Phần màng bao xung quanh khung thường là chất liệu polyme, có thể trang bị thêm vách ngăn dạng lưới để ngăn côn trùng xâm nhập.
Hệ thống tưới nước
Nhà màng trồng dưa lưới quy mô lớn thường sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt với quá trình tưới hoàn toàn tự động. Hệ thống tưới sẽ được lắp đặt trực tiếp trong khi xây dựng nhà màng, có bể nước, máy bơm, ống PVC dẫn nước… Hệ thống tưới hiện đại giúp tưới đều hơn cho các cây, cung cấp một lượng nước đủ để cây phát triển tốt, vừa tiết kiệm nước vừa giúp giảm gánh nặng cho người trồng, tiết kiệm chi phí nhân công.
Giống cây trồng
Bên cạnh dưa xanh hay dưa vàng thì một số loại dưa ngoại lai như dưa Nhật cũng đang rất được ưa chuộng.
Khi chọn hạt giống dưa lưới cần chọn loại phù hợp nhất với đặc thù khí hậu, thời tiết của vùng miền. Hạt giống gieo trồng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nên lựa chọn hạt giống F1 sẽ tốt hơn, hạt giống sạch, khỏe, có sức đề kháng tốt và phát triển đều.
Giá thể
Giá thể phải có đủ chất dinh dưỡng, sạch và không lẫn tạp chất. Bạn có thể chuẩn bị giá thể trồng dưa dưới bằng cách trộn hỗn hợp mụn xơ dừa, phân chuồng, tro trấu theo tỉ lệ tương ứng là 70% + 20% + 10%. Phân hữu cơ nên sử dụng phân trùn quế đã được xử lý trước ít nhất 10- 15 ngày.
Khay ươm hạt giống
Hạt giống được gieo hạt và ươm mầm trong các khay xốp để đảm bảo số lượng gieo trồng lớn trong mỗi vụ cho 1000m2 trồng dưa lưới.
Phân bón
Sử dụng nước sạch để tưới cho cây dưa. Lựa chọn phân bón cho dưa lưới cũng cần có đủ các nguyên tố vi lượng như K, N, P, Ca, Mg, S và thích hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.
+ Quy trình trồng dưa lưới trong nhà màng, nhà lưới
Bước 1: Ngâm ủ hạt giống, Chuẩn bị cây con
Ngâm ủ hạt giống dưa lưới trong khoảng 24h. Chuẩn bị khay ươm cây có khoảng 50 lỗ, các lỗ nên có lỗ nhỏ để thoát nước, khay xốp để điều hòa nhiệt độ tốt hơn. Sau đó, ươm mỗi hạt trong 1 lỗ khay và lớp giá thế mỏng. Tưới nước nhẹ cho từng lỗ, đặt các khay ươm vào nơi thoáng mát, khô ráo, che mưa nắng, chắn côn trùng.
Khi hạt tách mầm và cây bắt đầu ra 2 lá thật thì tiến hành trồng cây con trực tiếp xuống đất.
Bước 2: Trồng cây con vào đất
Bạn có thể trồng cây trên máng đất. Mỗi máng đất thường có diện tích 30cmx20cm. Các cây cần phải cách nhau ít nhất 40cm để tạo không gian đất thông thoáng cho rễ cây phát triển. Nên trồng cây vào buổi chiều mát mẻ tránh ánh nắng và đừng quên tưới nước nhẹ nhàng cho cây khi trồng xong.
Bên cạnh đó, tùy vào mỗi mùa vụ cũng như yếu tố thời tiết, môi trường, bạn cần lưu ý đến mật độ trồng phù hợp để cây phát triển tốt nhất. Cự ly trồng cây thích hợp vào mùa mưa là khoảng 2200- 2500 cây/1000m2 và vào mùa khô là 2500- 2700 cây/1000m2.
2.3. Chăm sóc cây dưa lưới
Bấm ngọn cây thường xuyên để thúc đẩy nhánh con phát triển, đến khi cây ra quả thì bấm ngọn để cây lấy dinh dưỡng cho quả. Mỗi cây chỉ nên để 1 – 2 quả.
- Cắt tỉa cành, lá héo, dọn cỏ và nhánh phụ xung quanh gốc cây để hạn chế các loại nấm bệnh hay sâu hại dưa lưới.
- Các cây dưa lưới nên được sử dụng màng phủ nilon để đảm bảo cỏ dại không mọc lên và hạn chế sâu bệnh hại cây.
- Tưới nước cho cây dưa lưới cần đảm bảo là nước sông suối hoặc giếng khoan, không mặn, không phèn, có độ pH từ 6 – 7.
Bón phân cho cây: Với 1000m2 trồng dưa lưới, có thể bón lót cho cây với khối lượng là phân N 8 kg/1000 m2, phân lân 25 kg/1000 m2, phân Kali là 8kg/1000 m2. Bón thúc được chia làm 4 lần gồm cây có 3 lá thật (2kg đạm + 2kg kali/1000m2), cây có 6 lá thật (2kg đạm + 2kg kali/1000m2), cây có hoa cái (4kg đạm + 4kg kali/1000m2), trái dưa xuất hiện lưới (4kg đạm + 4kg kali/1000m2).
Ngoài ra, cũng cần bổ sung nhiều loại phân bón khác để cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho dưa lưới phát triển, bao gồm các loại phân bón K2SO4, (NH4)2SO4, KNO3, MgSO4… với một lượng vừa đủ, phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây.
Cây dưa lưới không ưa ẩm. Vì thế cần có biện pháp thoát nước cho cây vào mùa mưa, tránh tình trạng ngập úng gây nấm bệnh Để kích thích cây ra quả, bạn có thể tiến hành thụ phấn thủ công cho cây hoặc thả thêm ong mật vào nhà màng.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn 1000m2 trồng dưa lưới bao nhiêu? Có thể thấy mặc dù chi phí đầu tư ban đầu khá cao nhưng trồng dưa lưới trong nhà màng lại mang lại giá trị thặng dư cao trong sản xuất trồng trọt. Vì thế phương pháp gieo trồng này vẫn được đánh giá là bước phát triển mới của ngành nông nghiệp hiện đại.
Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa lưới thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.